Thuốc & Sức khỏe

Viêm khớp cấp tính có nguy hiểm không? điều trị ra sao?

Đánh giá bài viết ngay

Viêm khớp cấp tính là một trong những dạng viêm khớp thường gặp ở nhiều người. Trong những giai đoạn đầu, viêm khớp cấp tính không thể hiện rõ triệu chứng, do đó người bệnh chủ quan không đi thăm khám và điều trị sớm, dẫn đến những biến chứng khó lường. Cùng tìm hiểu về bệnh viêm khớp cấp tính là gì, có nguy hiểm không, các phương pháp điều trị bệnh trong bài viết dưới đây. 

Viêm khớp cấp tính là gì?
Viêm khớp cấp tính là tình trạng sưng đau tại vị trí các khớp, bệnh khởi phát và kết thúc trong thời gian ngắn với những triệu chứng không rõ rệt. Những đối tượng thường gặp viêm khớp cấp tính đó là người già, nhưng bệnh cũng xuất hiện ở các đối tượng khác nhau, kể cả ở trẻ em.

Nguyên nhân gây bệnh
Viêm khớp cấp tính thường xảy ra ở các vị trí như khuỷu tay, ngón tay, ngón chân và đầu gối. Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn. Dưới đây là một số tác nhân chính gây nên tình trạng viêm khớp cấp tính:

Chấn thương: đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng viêm khớp cấp tính. Các chấn thương trong quá trình sinh hoạt, lao động, chơi thể thao làm vùng quanh khớp bị nhiễm trùng, tạo phản ứng viêm. 
Nhiễm trùng khớp: do bị các loại động vật cắn, sự tác động của các nhiễm trùng này khác nhau. Nếu các vết thương do chó mèo cắn phát triển trong khoảng 48 giờ, thì vết thương do chuột cắn phát triển từ 2 – 10 ngày. 
Nhiễm trùng từ các cơ quan khác cũng có thể ảnh hưởng đến dịch khớp, lây nhiễm ra các mô khớp, gây sưng viêm với những cơn đau cấp cho người bệnh.
Yếu tố di truyền: nếu trong gia đình có người bị viêm khớp, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường 
Tuổi tác: những người cao tuổi hệ miễn dịch của xương khớp cũng yếu, điều này dẫn đến các khớp dễ bị tổn thương trước tác động của các tác nhân từ bên ngoài. 
Những người sử dụng các thuốc ức chế miễn dịch và corticosteroid

Bên cạnh đó, viêm khớp cấp tính cũng có thể khởi phát do bệnh lupus ban đỏ hệ thống, viêm khớp dạng thấp, gout, phẫu thuật. 

Các triệu chứng
Khi gặp các triệu chứng dưới đây có thể bạn đã bị viêm khớp cấp tính:

Đau khớp: các khớp phát ra tiếng kêu lục cục, lạo xạo khi cử động, đặc biệt là buổi sáng khi thức dậy. Các cơn đau xuất hiện cả khi người bệnh vận động hoặc không vận động. 
Sưng và cứng khớp: đây cũng là dấu hiệu thường gặp ở những người bị viêm khớp cấp tính, tình trạng này khiến các cử động của người bệnh hết sức khó khăn.
Nóng, đỏ khớp: triệu chứng này khá giống với các bệnh viêm khớp khác, tại vị trí đau, xuất hiện vết đỏ, người bệnh cảm thấy nóng ran, khó chịu
Một số triệu chứng khác: Một số trường hợp còn gặp phải triệu chứng sốt, phát ban, ngứa ngáy, sụt cân,…

Khi gặp các dấu hiệu như trên hoặc nghi ngờ mắc phải viêm khớp cấp tính, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Viêm khớp cấp tính có nguy hiểm không?
Vì triệu chứng của bệnh khá mờ nhạt, cho nên người bệnh chỉ phát hiện khi bệnh đã chuyển nặng. Mặc dù không gây nguy hiểm tới tính mạng nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể bạn sẽ gặp phải những biến chứng sau đây:

Xương và sụn khớp bị phá hủy: tại vị trí khớp bị viêm sẽ ảnh hưởng đến dây chằng, gân, cơ làm cho xương khớp yếu dần. Không những vậy, dịch khớp bị suy giảm, thiếu dưỡng chất, bề mặt sụn phát triển không đều, bị mài mòn, gây nên những cơn đau nhức thường xuyên.
Khớp bị biến dạng: Trong trường hợp xấu, bệnh không được điều trị kịp thời sẽ xuất hiện những cục sưng, khớp lệch lạc khỏi vị trí ban đầu, ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động, gây mất thẩm mỹ.
Tăng nguy cơ mắc một số bệnh khác: Một số nghiên cứu chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa viêm khớp cấp với các bệnh như thấp khớp cấp, hở van tim, xơ vữa động mạch, thậm chí là đột quỵ

Chẩn đoán viêm khớp cấp
Tương tự như những bệnh xương khớp khác, các bác sĩ sẽ tiến hành các thủ thuật và kỹ thuật y khoa để chẩn đoán tình trạng bệnh. Dưới đây là một số chẩn đoán được bác sĩ thực hiện trong việc phát hiện viêm khớp cấp:

+ Chẩn đoán lâm sàng: Bác sĩ kết hợp quan sát, sờ nắn, tác động vào các vùng đau của bệnh nhân để xác định khu vực chịu tổn thương. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng kết hợp hỏi những triệu chứng và tiền sử sức khỏe của người bệnh.

+ Chẩn đoán bằng hình ảnh: Dựa trên những đánh giá ban đầu, bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp để chẩn đoán bệnh dựa trên hình ảnh, có thể là một trong những kỹ thuật sau đây:

Chụp X quang: không giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp cấp nhưng giúp xác định được tình trạng tổn thương của xương, sụn, thay đổi kích thích xương, phục vụ cho quá trình theo dõi diễn tiến của bệnh.
Chụp cắt lớp vi tính: Kỹ thuật này có thể hiển thị được hình ảnh xương và các mô mềm xung quanh để kiểm tra các chấn thương.
Chụp MRI: đây là kỹ thuật y khoa hiện đại giúp phát hiện chính xác sự tổn thương mà các khớp đang gặp phải
Siêu âm: Sử dụng sóng âm thanh tần số cao để ghi lại các mô mềm, cấu trúc xương khớp. 
Xét nghiệm: Để chẩn đoán chính xác hơn, bác sĩ cũng sẽ chỉ định người bệnh một số xét nghiệm phù hợp. Trong một số trường hợp, tình trạng bệnh đã quá rõ ràng, bác sĩ sẽ hạn chế những xét nghiệm này để giảm tải tài chính và tiết kiệm thời gian điều trị cho bệnh nhân.

Phương pháp điều trị viêm khớp cấp
Với mỗi nguyên nhân khác nhau sẽ có những phương pháp điều trị riêng biệt. Do đó, bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán từ đó sẽ nhận được phương pháp tốt nhất từ các chuyên gia.

Dưới đây là một số cách điều trị được nhiều người áp dụng:

Dùng thuốc tây
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc Tây khác nhau, các loại thuốc này được điều chế mang đến công dụng giảm đau, kháng viêm, tiêu sưng hiệu quả. Chính vì vậy, nhiều người thường có thói quen ra hiệu thuốc Tây mua thuốc tự điều trị tại nhà để giảm đau viêm khớp cấp. Tuy nhiên, điều này lại tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe. Việc sử dụng thuốc không đúng liều lượng sẽ khiến các tác dụng phụ của thuốc gia tăng, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.

Phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng bệnh của từng người, các bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc như sau:

Thuốc giảm đau: Ở tình trạng bệnh nhẹ, loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng là Acetaminophen, mang lại tác dụng chống viêm. Đối với tình trạng nặng, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau Opioid như Tramadol hoặc Oxycodone.
Thuốc chống viêm không steroid: Thuốc có thể hỗ trợ và làm giảm tình trạng đau và viêm. Trong đó, Ibuprofen và Mochi là hai loại thuốc không kê đơn thường được sử dụng. Bên cạnh dạng thuốc uống, các loại thuốc kể trên còn được bào chế dưới dạng gel bôi, kem và miếng dán, đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều đối tượng khác nhau. 
Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm: đây là loại thuốc được chỉ định trong điều trị viêm đa cơ khớp. Ngoài ra, thuốc cũng mang lại tác dụng làm chậm và ngăn ngừa hoạt động của hệ thống miễn dịch gây nên tình trạng sưng viêm ở khớp và bệnh viêm khớp cấp.
Thuốc sinh học: mang đến công dụng tác động làm ức chế hệ thống miễn dịch hoặc biến đổi các gen có liên quan. Thuốc sẽ đạt hiệu quả cao hơn khi kết hợp với thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm. 

Mặc dù giúp giảm các cơn đau nhanh chóng nhưng các loại thuốc kể trên cũng có nhiều tác dụng phụ. Người bệnh cần lưu ý trong quá trình sử dụng để không gặp phải những biến chứng đáng tiếc.

Các bài thuốc đông y

Bài thuốc số 1: Chích thảo 12g, thiên niên kiện 10g, rễ xấu hổ 20g, thổ phục linh 20g, quế chi 10g, Nam tục đoạn 16g, kinh giới 16g, thạch xương bồ 12g, đậu đen (sao thơm) 24g, hà thủ ô 16g, huyết đằng 16g, đương quy 12g 
Bài thuốc số 2: Cỏ xước 16g, ngải diệp phơi khô 16g, thổ phục linh 20g, kinh giới 16g, tang chi 16g, quế chi 10g, thiên niên kiện 10g, cây và lá cối xay 16g, đơn hoa 16g, tục đoạn 16g, đinh lăng 16g, rễ xấu hổ 16g, xa tiền 12g, chích thảo 12g, bưởi bung 16g

Cách sử dụng: Đun các vị thuốc trên với 1 lít nước, sắc đến khi còn 350ml thì dừng bắc xuống uống. Chia thuốc làm 2 lần dùng trong ngày. Lưu ý: uống khi còn nóng.

Điều trị không dùng thuốc tại nhà
+ Vật lý trị liệu

Bên cạnh các bài thuốc Đông Y, người bệnh cũng có thể áp dụng vật lý trị liệu cùng các bài tập nhẹ nhàng để cải thiện sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý áp dụng vật lý trị liệu tại nhà mà cần đến gặp bác sĩ để được thực hiện đúng cách.

Các hình thức vật lý trị liệu mà người bệnh nên áp dụng bao gồm:

Liệu pháp nhiệt: Người bệnh có thể ngâm người trong nước ấm hoặc tập luyện thể dục trong nước ấm để điều trị bệnh. Liệu pháp này sẽ giúp giảm áp lực lên cơ khớp và giảm đau. 
Chườm nóng, lạnh: Phương pháp này có thể hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và cải thiện sự linh hoạt của các cơ xương khớp. Người bệnh có thể sử dụng một túi chườm nóng để chườm trực tiếp lên vùng khớp bị đau. Hoặc sử dụng một chiếc khăn sạch có ướp đá lạnh để đắp lên khu vực bị tổn thương. Tuy nhiên, người bệnh phải lưu ý điều chỉnh nhiệt cho phù hợp, tránh gây bỏng da. 
Vật lý trị liệu nghề nghiệp: Bác sĩ sẽ tư vấn và hướng dẫn người bệnh cách kiểm soát cũng như hạn chế tổn thương xương khớp trong công việc hàng ngày. Ngoài ra, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân sử dụng một số dụng cụ chuyên dụng để bảo vệ khớp khỏi các tổn thương và hạn chế căng cứng khớp. 
Bài tập tăng cường chức năng khớp: Các bài tập hỗ trợ được hướng dẫn bởi chuyên gia trị liệu sẽ giúp tăng cường khả năng hoạt động của khớp, giảm viêm, giảm đau.

+ Thảo dược

Rất nhiều bệnh nhân lựa chọn các loại thảo dược tự nhiên để điều trị bệnh viêm khớp cấp tính vì tính hiệu quả cao, lại an toàn không gây tác dụng phụ. 

Các loại thảo dược thường được các bệnh nhân viêm khớp cấp tính sử dụng:

Nhũ hương là thần dược được sử dụng hàng nghìn năm nay vì chứa chất Acid Boswellic nhằm tăng khả năng kháng viêm, giảm đau và tự miễn dịch. 

Dây đau xương chứa Tinosinensid A, B là những chất có tác dụng kháng viêm rất mạnh, cải thiện các tình trạng sưng, nóng, đỏ, đau ở vùng khớp và ức chế sự co thắt cơ trơn.
Thiên niên kiện đây là loại thảo dược giảm đau khớp, cải thiện lưu thông máu hiệu quả do có chứa một lượng lớn tinh dầu.
Ngưu tất là loại thảo dược nổi tiếng trong các bài thuốc cổ truyền nhằm điều trị viêm khớp gối với tác dụng chủ yếu là giảm sưng đau, giúp xương khỏe, chắc chắn ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp
Hy thiêm – loài cỏ trời ban thường mọc vào mùa hè và tan khi đông tới  giúp giảm đau kháng viêm, bảo vệ màng dịch khớp

Phẫu thuật
Đây là phương pháp cuối cùng được chỉ định khi những phương pháp bên trên không hiệu quả. Phương pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro và chi phí cao, do đó, người bệnh cần cân nhắc thật kỹ trước khi đưa ra lựa chọn. 

Phòng ngừa viêm khớp cấp tính
Bệnh viêm khớp cấp tính hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu bạn áp dụng các biện pháp sau đây:

Xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung các loại thực phẩm tốt cho xương khớp
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
Hạn chế làm những vật nặng, hạn chế căng thẳng, stress 
Tuyệt đối không sử dụng rượu, bia, thuốc lá và các các chất kích thích khác để phòng chống bệnh
Khi có những triệu chứng nghi mắc viêm khớp cấp tính, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. 

Viêm khớp cấp tính mặc dù không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng người bệnh cần điều trị sớm để không dẫn đến những biến chứng đáng tiếc. Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm khớp cấp tính, hy vọng quý độc giả đã trang bị thêm những kiến thức sức khỏe hữu ích cho chính mình và những người thân yêu.

Tìm hiểu thêm:

Các triệu chứng bệnh viêm khớp gối

Viêm khớp ngón tay uống thuốc gì? điều trị bao lâu thì khỏi?

Cách điều trị viêm khớp cổ chân không cần dùng thuốc

Nguồn: VHO

Back to top button