Thuốc & Sức khỏe

Tìm hiểu chứng thận ứ nước độ 1 khi mang thai và cách điều trị

Đánh giá bài viết ngay

Tình trạng thận ứ nước độ 1 khi mang thai ở mức độ nhẹ không nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, về lâu dài khi bệnh có biến chứng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả sản phụ và em bé. Do đó, việc nắm rõ được biểu hiện, nguyên nhân và phương pháp cải thiện hiện tượng này là điều cần thiết. Cùng tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Biểu hiện của thận ứ nước độ 1 khi mang thai
Mang thai là thời gian cơ thể người phụ nữ có sự thay đổi lớn nhất. Do đó việc xuất hiện những bệnh lý là điều không thể tránh khỏi. Với tình trạng thận ứ nước độ 1, các bà bầu có thể phát hiện bệnh nhanh chóng qua những biểu hiện cơ bản như sau:

Đau ở hai bên sườn: Đây là triệu chứng thường gặp khi phụ nữ có thai mắc bệnh lý này. Những cơn đau sẽ thường xuất hiện chủ yếu khi người bệnh di chuyển khiến việc đi lại gặp nhiều khó khăn. Cảm giác đau sẽ dần dần dữ dội và lan xuống cả phần háng.
Rối loạn tiểu tiện: Hiện tượng tiểu rắt, tiểu buốt hay nước tiểu có màu bất thường cũng cảnh báo bệnh thận ứ nước độ 1 ở phụ nữ mang thai. Thậm chí một số trường hợp còn bị đi tiểu ra máu và đi nhẹ nhiều vào ban đêm.

Buồn nôn, choáng váng: Do thận ứ đọng nước nên khả năng điều hòa máu lên não giảm. Vì thế bệnh nhân sẽ hay bị choáng, chóng mặt và có thể buồn nôn.
Rối loạn nhịp tim, huyết áp tăng cao: Khi bị thận ứ nước mãn tính có thể ảnh hưởng tới tim và làm cho huyết áp tăng lên nhanh.

Nguyên nhân nào dẫn đến thận ứ nước cấp độ 1 ở bà bầu
Cơ thể phụ nữ mang thai luôn có những biến đổi thất thường. Theo như khảo sát, từ tuần thai thứ 20 trở đi thì các bà bầu sẽ có tỷ lệ mắc thận ứ nước ở mức tương đối.

Nguyên nhân là bởi vì thời gian này thai nhi có sự phát triển nhanh và vô tình gây ảnh hưởng tới các cơ quan xung quanh. Khi bào thai chèn lên bàng quang và đường tiết niệu sẽ khiến thận không thể thực hiện quá trình lọc của mình. Từ đây dẫn tới tình trạng thận bị ứ nước.

Ngoài ra, khi sản phụ mắc một trong các bệnh lý sau cũng có thể dẫn tới tình trạng này:

Hẹp niệu quản: Hiện tượng hẹp niệu quản sẽ khiến quá trình đào thải độc tố trong thận bị tắc nghẽn. Từ đây nước tiểu sẽ đọng lại và không thể đi ra ngoài.
Ung thư: Ung thư bàng quang hoặc một số cơ quan xung quanh có thể là

thủ phạm” gây bệnh.
Sỏi thận: Sỏi thận sẽ chặn lại đường thoát của nước trong thận và hình thành bệnh.
Nguyên nhân khác: Hiện tượng xuất hiện những cục máu đông trong thận, tình trạng bí tiểu cũng có thể gây thận ứ nước độ 1 ở phụ nữ mang thai.

Mắc thận ứ nước độ 1 trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Như đã đề cập bên trên, trước mắt thì tình trạng thận ứ nước độ 1 ở phụ nữ mang thai sẽ không gây nguy hại cho em bé trong bụng nếu sức khỏe của bào thai bình thường. Tuy nhiên bệnh sẽ khiến mẹ phải chịu đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng tới thể trạng và tinh thần của mẹ.

Mắc thận ứ nước độ 1 trong thai kỳ có nguy hiểm không?
Về lâu dài, bệnh lý này nếu không được chữa trị có thể dẫn tới những biến chứng như:

Cơ thể người mẹ sẽ bị mất nước, mệt mỏi, có thể ngất xỉu bất cứ lúc nào.
Huyết áp của bà bầu tăng đột ngột có thể cảnh báo nguy cơ mắc các bệnh về tim hoặc tai biến.
Tình trạng nhiễm trùng tiết niệu, suy thận có tỷ lệ cao xuất hiện nếu thận ứ nước trở thành mãn tính.

Đặc biệt, cũng có một số ít trường hợp thai nhi yếu cũng có thể bị ảnh hưởng bởi tình trạng này. Tỷ lệ bé sau sinh mắc bệnh thận ứ nước rơi vào khoảng 2-3%. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này, mời bạn cùng đọc qua bài viết: bệnh thận ứ nước ở trẻ em nhé!

Một số phương pháp cải thiện và giảm thiểu nguy cơ mắc thận ứ nước độ 1 đối với mẹ bầu
Để khắc phục bệnh, bạn cần nắm rõ từng nguyên nhân. Từ đây mỗi yếu tố gây bệnh sẽ có hướng giải quyết phù hợp để bảo vệ sức khỏe người bệnh. Cụ thể:

Khắc phục theo nguyên nhân bệnh lý
Nếu như người bệnh bị thận ứ nước độ 1 trong thời gian mang thai là do bệnh lý gây ra thì nên tới các cơ sở y tế. Thêm vào đó, bạn nên uống đủ nước mỗi ngày. Trường hợp bà bầu mắc bệnh là do sỏi thận thì cần tránh xa nhóm thực phẩm giàu vitamin C. Ngoài ra, người bệnh nên vệ sinh vùng kín đúng cách, cẩn thận.

Khắc phục theo nguyên nhân sinh lý
Mặc dù bệnh ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm cho thai nhi và mẹ, nhưng bạn vẫn nên đi khám thai định kỳ để phát hiện những bất thường liên quan. Mẹ nên trấn an tinh thần, thả lỏng để tập trung bồi dưỡng cơ thể.

Điều trị bằng các bài thuốc dân gian
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định, các bà bầu có thể tìm tới các bài thuốc dân gian chữa bệnh thận ứ nước. Nhóm dược liệu nổi tiếng trong việc chữa thận ứ nước độ 1 cho phụ nữ mang bầu gồm có lá đại bi, hoa hồng hoặc kim tiền thảo. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn thì trước hết người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bạn tuyệt đối không được tự ý sử dụng bất kỳ phương thuốc dân gian nào khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Người bệnh cũng cần tránh lạm dụng phương pháp này vì có thể chúng sẽ phản tác dụng khi sử dụng quá nhiều.

Chế độ ăn dinh dưỡng sinh hoạt
Khi mắc bệnh, bạn nên chú ý tới chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để bảo vệ sức khỏe bản thân và thai nhi. Người bị thận ứ nước độ 1 khi mang thai nên bổ sung thêm chất xơ để quá trình thải độc ở thận diễn ra thuận lợi hơn.

Tiếp đó, bạn cần cung cấp đủ lượng canxi cần thiết để xương của bé phát triển tốt hơn. Đồng thời, canxi còn là hợp chất có khả năng đào thải các độc tố lẫn kim loại ra ngoài. Nhờ vậy mà thận sẽ làm việc nhẹ nhàng hơn.

Đặc biệt, người bệnh cũng nên kiêng kỵ một số nhóm thực phẩm như: đồ ăn quá mặn, protein động vật, chất béo gây hại. Đây là danh sách những thực phẩm sẽ khiến thận phải chịu áp lực lớn.

Trên đây là những thông tin bạn cần biết về tình trạng thận ứ nước mức độ 1 khi mang thai. Nếu cảm thấy bài viết hữu ích, bạn hãy chia sẻ rộng rãi để người thân, bạn bè mình nắm được nhé!

Nguồn: VHO

Back to top button