Thuốc & Sức khỏe

Rủi ro và lợi ích của việc hiến hoặc bán thận

Đánh giá bài viết ngay

Luật pháp nước ta không cho phép mua bán thận nhưng do nhu cầu các ca ghép thận tăng cao nên vẫn có nhiều người vì lợi ích tiền bạc mà bất chấp bán thận bằng cách lách luật. Bên cạnh đó, cũng có nhiều tấm lòng hảo tâm, sẵn sàng hiến thận của mình cho những bệnh nhân thận có hoàn cảnh khó khăn. Vậy bán thận có nguy hiểm không, hiến thận có sao không là thắc mắc của rất nhiều người. Dưới đây là một số giải đáp mà các bạn có thể tham khảo.

Ai có thể hiến thận
Theo GS Nguyễn Thanh Liêm – Giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương cho biết, hiện nay, nhu cầu ghép thận của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối là rất nhiều. Các phương pháp điều trị đang áp dụng tại nước ta có tác dụng không nhiều đối với các ca bệnh suy thận nặng. Chính vì thế, Bộ Y tế luôn khuyến khích và kêu gọi những tấm lòng hảo tâm hiến tặng thận. Trên thực tế, cũng có không ít người dân có thể trạng tốt mong muốn hiến tặng thận cho các bệnh nhân suy thận nặng có hoàn cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể hiến thận, người hiến thận cần đạt một số yêu cầu sau:

Là người có đầy đủ tư cách công dân (nhận thức không bị hạn chế, không có vấn đề về mặt thần kinh)
Người hiến thận và người nhận đều phải dựa trên nguyên tắc tự nguyện, không bị ép buộc từ bất kỳ người thứ ba nào khác.
Người hiến thận là người có sức khỏe bình thường, còn đủ nguyên vẹn hai quả thận trước khi hiến.
Người hiến thận là người không mắc các bệnh truyền nhiễm, ung thư, béo phì, huyết áp, tim mạch,…
Người hiến thận là người đã mất do tai nạn chứ không phải là do mắc bệnh nào đó. Người nhà bệnh nhân đã chọn hiến tặng nội tạng và mô của họ cho các bệnh nhân khác có hoàn cảnh khó khăn.
Ngừng hút thuốc trước một tháng ngày hiến, không được uống thuốc có chứa aspirin vào 3 ngày trước ngày thực hiện hiến thận.
Thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt theo đúng tư vấn của bác sĩ trước khi tiến hành hiến thận.

Rủi ro trong phẫu thuật
Để trả lời cho thắc mắc “Hiến thận có sao không”, “Bán thận có ảnh hưởng gì” chúng ta cần tìm hiểu về các rủi ro có thể xảy ra khi thực hiện hiến thận. Trên thực tế, bất kỳ phẫu thuật nào có sử dụng đến dao kéo đều tiềm ẩn nhiều rủi ro, bao gồm cả phẫu thuật hiến thận. Các rủi ro phẫu thuật có thể xảy ra ngay khi thực hiện hiến thận mà bạn phải đối mặt là:

– Gây đau đớn do người hiến bị mất máu

– Có thể bị nhiễm trùng sau phẫu thuật hiến thận

– Nguy cơ xuất hiện các cục máu đông

– Người hiến thận có thể bị phản ứng với thuốc mê

– Làm tăng nguy cơ cao huyết áp cho người hiến thận, có dưới 1% khả năng người hiện thận phải chạy thận nhân tạo trong tương lai.

– Tiềm ẩn rủi ro tử vong, trên thế giới tỷ lệ tử vong của những người hiến thận là 0.03% đến 0.06%

– Ngoài ra, người hiến thận cũng phải đối mặt với các rủi ro mắc các biến chứng bệnh khác như thoát vị đĩa đệm, nhiễm trùng tụy, suy thận, chảy máu trong gan, tắc ruột, tinh hoàn sưng tấy và khó chịu (đối với nam giới là người hiến thận).

Rủi ro y tế trong dài hạn
Bên cạnh các rủi ro trong phẫu thuật, những người hiến thận còn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác trong dài hạn. Hầu hết những người hiến thận thường bị giảm từ 20 đến 30% chức năng thận (được đo bằng mức lọc cầu thận) sau khi hiến tặng.

Khi đã hiến tặng một quả thận, người hiến tặng chỉ còn một quả thận. Khi ấy, quản thận còn lại phải làm việc gấp đôi để bù đắp lại cho sự mất mát của quả thận kia thông qua một quá trình gọi là siêu lọc. Các biến chứng khác có thể xảy ra sau khi thực hiện phẫu thuật hiến thận trong thời gian dài hạn là:

Bệnh tiểu đường
Huyết áp cao
Béo phì
Suy giảm chức năng thận tự nhiên theo thời gian
Phát triển bệnh thận giai đoạn cuối (ESRD)
Tăng lượng protein tràn vào nước tiểu
Đau mãn tính
Tổn thương thần kinh

Ngoài ra, người hiến thận còn phải đối mặt với những rủi ro về mặt tâm lý xã hội, về cảm xúc. Khi xem xét đến việc hiến thận, người hiến tặng sẽ cảm thấy căng thẳng và lo lắng liên quan đến khả năng hiến tạng của họ. Người hiến tặng cũng có thể bị trầm cảm, lo âu hoặc căng thẳng sau phẫu thuật hiến tặng với những thay đổi đáng kể trong cơ thể.

Họ cũng phải đối mặt với những áp lực của sự nghiệp, công việc nếu sức khỏe sau hiến thận không được bình thường như trước. Bên cạnh đó, các sở thích, thói quen như chơi thể thao có nguy cơ va chạm mạnh của người hiến tặng cũng có thể bị ảnh hưởng và phải từ bỏ,…

Trên đây là những rủi ro có thể xảy ra đối với những người có mong muốn hiến thận. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đọc đã có được câu trả lời cho thắc mắc “Hiến thận có sao không”, “Bán thận có nguy hiểm không”. Nếu bạn đang có suy nghĩ muốn hiến tặng thận hay bán thận thì hãy cân nhắc thật cẩn thận các rủi ro trên để có quyết định chính xác nhất.

Back to top button