Thuốc & Sức khỏe

Nổi mề đay có kiêng gió không? Kiêng kỵ đúng cách khi bị mề đay

Nổi mề đay có kiêng gió không? là băn khoăn của nhiều người khi theo quan niệm dân gian, bị nổi mề đay cần phải kiêng gió, kiêng nước. Liệu rằng điều này có đúng? Chuyên trang xin gửi tới quý độc giả câu trả lời trong bài viết này. Từ đó giúp quý độc giả nắm rõ được kiến thức bệnh quan trọng, chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình.

Giải mã sự thật nổi mề đay có kiêng gió không?
Khi bị nổi mề đay, người bệnh sẽ luôn có cảm giác nóng rát, châm chích, ngứa ngáy dưới da. Vì vậy họ muốn nằm quạt mát hoặc tắm với nước lạnh để giảm cảm giác khó chịu ấy. Tuy nhiên dân gian truyền tai nhau về việc nổi mày đay cần phải kiêng nước, kiêng gió nếu không bệnh sẽ lây lan nhanh và lâu khỏi hơn. Vậy sự thật bị nổi mề đay có kiêng gió hay không?

Tìm hiểu nổi mề đay có kiêng gió không?
Theo Y học cổ truyền, nguyên nhân bị nổi mề đay là do cơ thể bị nhiễm phong hàn. Chính vì vậy, dân gian quan niệm rằng gió và nước sẽ là 2 yếu tố đại kỵ khiến bệnh càng tệ hơn nhiều. Tuy nhiên trên thực tế, nhiều người vẫn còn rất băn khoăn và nghi ngại với quan niệm dân gian này. Qua quá trình nghiên cứu lâm sàng, kết hợp với các cơ sở lý luận chữa bệnh, các chuyên gia, bác sĩ da liễu đưa ra kết luận:

Bị nổi mày đay kiêng gió, kiêng nước là không sai. Tuy nhiên, việc kiêng kỵ này chỉ thật sự cần thiết đối với bệnh nhân bị nổi mề đay mẩn ngứa do dị ứng thời tiết hoặc môi trường (bởi nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do gió). Còn đối với những trường hợp khác bạn chỉ cần che chắn cẩn thận trước khi ra ngoài, không cần gò bó kiêng cữ tuyệt đối. 

Việc kiêng gió, kiêng nước quá mức sẽ tạo cảm giác bí bách, khó chịu cho người bệnh. Điều này ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của mọi người. 

Nổi mề đay có sử dụng quạt, điều hòa được không?
Song song với câu hỏi “nổi mày đay có kiêng gió không?” thì việc “bị nổi mày đay có kiêng quạt, kiêng điều hòa không?” cũng được nhiều người quan tâm. Khi bị nổi mề đay vào mùa hè, thời tiết nóng bức, người bệnh cần được thoải mái, da cần được thông thoáng mát mẻ vì vậy bạn hoàn toàn có thể nằm quạt. Hơn nữa để giảm các cơn nóng rát, châm chích khó chịu mề đay gây ra tốt nhất nên ở trong phòng có điều hòa.

Khi bị nổi mày đay bạn nên ngồi trong phòng điều hòa giúp da thông thoáng
Nếu bạn kiêng quạt hay điều hòa, đặc biệt vào mùa hè, cơ thể lúc này sẽ bị nóng cả bên trong và bên ngoài, mồ hôi tiết ra nhiều hơn sẽ khiến mẩn ngứa, sẩn phù càng thêm nặng. Đặc biệt trường hợp gãi nhiều sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng da.

Tuy nhiên, người bệnh không nên nằm quá gần quạt và điều chỉnh nhiệt độ điều hòa cho phù hợp. Nhiều trường hợp ở phòng máy lạnh nhiệt độ quá thấp là nguyên nhân khởi phát, tái phát hoặc làm nghiêm trọng hơn tình trạng nổi mề đay trên da.

Khi bị bệnh nổi mày đay nên kiêng gì?
Khi bị nổi mày đay, da của chúng ta sẽ trở nên vô cùng nhạy cảm vì vậy tìm ra nguyên nhân điều trị sớm là điều tất yếu. Tuy nhiên, để nâng cao cũng như rút ngắn thời gian điều trị, tránh những diễn tiến phức tạp của mề đay, người bệnh cần kiêng khem một số điều sau đây:

Tuyệt đối hoặc hạn chế hết sức có thể việc gãi ngứa

Cảm giác ngứa ngáy và muốn gãi là điều không tránh khỏi khi bị nổi mày đay. Tuy nhiên người bệnh cần hạn chế tối đa phản xạ cào gãi để tránh gây tổn thương da, giảm khả năng da bị nhiễm vi khuẩn. Những lần gãi có thể khiến bạn cảm thấy giảm khó chịu tạm thời. Tuy nhiên, hành động này sẽ khiến da bị trầy xước, mẩn đỏ sẽ càng lan rộng, thậm chí da có thể bị nhiễm trùng, tăng nguy cơ bội nhiễm.

Khi bị nổi mày đay cần tuyệt đối kiêng cào gãi
Kiêng tuyệt đối chất kích thích

Rượu, bia, thuốc lá, thức ăn cay nóng… sẽ càng gây kích ứng da, làm lan rộng vùng tổn thương. Ngoài ra, những thực phẩm này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực tới các bộ phận bên trong như gan, thận dẫn tới tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Hạn chế tiếp xúc dị nguyên như lông thú cưng, phấn hoa, mạt bụi

Tốt nhất là bạn không nên tiếp xúc, ôm thú cưng của mình trong thời điểm nhạy cảm này. Lông của động vật khi tiếp xúc với làn da đã bị tổn thương rất dễ gây ra dị ứng. Ngoài ra, phấn hoa hay mạt bụi cũng khiến da bị kích ứng… 

Kiêng ngâm nước quá lâu hoặc tắm nước nóng

Hành động ngâm mình trong nước nóng sẽ khiến cho da bạn bị khô và mề đay dễ lây lan sang các vùng da khác. Từ đó có thể gây nên nhiều biến chứng và bệnh chuyển biến nặng hơn.

Không tự ý sử dụng thuốc

Việc dùng thuốc không có chỉ định của bác sĩ tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu sử dụng sai, bệnh không những lâu khỏi mà còn nặng hơn, có thể biến chứng thành bệnh khác, trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến tử vong.

Hạn chế lạm dụng kem dưỡng, mỹ phẩm dưỡng ẩm

Việc lạm dụng và tùy ý sử dụng một số sản phẩm dưỡng da, làm mềm da có thể khiến tình trạng nổi mề đay càng nặng hơn. Đặc biệt, trong một số sản phẩm chăm sóc da có chứa chất dễ kích ứng sẽ càng làm tổn thương cho da…

Không nên tự ý sử dụng kem dưỡng da
Hạn chế thu nạp thực phẩm chứa nhiều đạm

Một số loại thực phẩm như thịt chó, thịt bò… có hàm lượng dinh dưỡng lớn, đặc biệt là đạm. Các chất này sẽ khiến cơ thể không hấp thụ hết được mà sẽ chuyển hóa thành chất khác, trong đó có chất gây hại cho cơ thể. Độc tố tích tụ cũng là nguyên nhân dễ gây kích ứng và xuất hiện triệu chứng mày đay mẩn ngứa.

Một số lưu ý khi bị nổi mề đay
Khi bị nổi mề đay, người bệnh có thể áp dụng một số phương pháp khắc phục tại nhà nhằm giảm tạm thời những cơn ngứa ngáy khó chịu. Bạn đọc có thể tham khảo một số cách phòng và khắc phục bệnh sau đây:

Nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi tốt
Thưởng xuyên uống nước để tăng độ ẩm cho da
Xác định tác nhân gây mề đay và tránh xa chúng.
Chọn những sản phẩm xà phòng ít tính tẩy rửa dành riêng cho da nhạy cảm.
Không mặc quần áo bó hoặc quần áo từ vải tổng hợp vì dễ cọ xát vào da. Người bị mề đay nên chọn quần áo làm từ chất liệu tự nhiên và kiểu dáng rộng rãi,
Bổ sung các khoáng chất và vitamin thích hợp.
Áp dụng một số cách chữa mề đay tại nhà như: tắm lá khế, lá trè xanh; sử dụng lá kinh giới, chữa mề đay bằng rượu… đối với trường hợp mề đay mới khởi phát.
Trường hợp bệnh diễn tiến nặng, kéo dài nhiều ngày người bệnh cần đi tới cơ sở y tế thăm khám để được tư vấn cách điều trị phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc “Nổi mề đay có ra gió được không?” của quý độc giả. Bạn chắc chắn nên biết và lưu lại những thông tin bổ ích này để tự xem xét tình trạng hiện tại của bản thân và tìm hướng giải quyết tốt hơn. Để được điều trị hiệu quả, nhanh chóng nhất, người bệnh cần nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám.

Xem thêm:

Nổi mề đay kiêng gì, ăn gì để bệnh nhanh thuyên giảm?

Nổi mề đay bao lâu thì khỏi? Đây là đáp án chính xác nhất

Back to top button