Thuốc & Sức khỏe

[Hỏi đáp] Bệnh viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?

Đánh giá bài viết ngay

Viêm khớp cùng chậu là căn bệnh khá phổ biến và thường xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Vậy viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không, cách điều trị ra sao? Đây là câu hỏi được khá nhiều người quan tâm và thắc mắc. Hãy cùng chúng tôi lý giải các vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Bệnh viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không?
Khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh viêm khớp, các cơn đau sẽ diễn ra âm ỉ ở vùng đáy của thắt lưng, ở vùng chậu hông và phần giữa của hai mông. Những cơn đau thường kéo dài dai dẳng trong vài ngày hoặc vài tuần. Đặc biệt, khi bệnh nhân ngồi lâu, sẽ có cảm giác bị tê và cứng xuống cả hai ống chân. Điều này khiến cho khả năng xoay và cúi bị hạn chế. Những cơn đau có thể lan xuống cẳng chân, đùi giống như khi người bệnh bị chứng đau thần kinh tọa.

Ngoài ra, khi bệnh nhân dạng chân hoặc đứng lâu, lực của cơ thể sẽ bị dồn vào một bên chân. Hoạt động leo cầu thang hay chạy nhảy sẽ khiến cho các cơ bị co cứng. Ở một số trường hợp, người phụ nữ sẽ có dấu hiệu bị viêm vùng tiểu khung với các triệu chứng đặc trưng như đau vùng bụng dưới, đau âm ỉ, đau vào mỗi lần đi tiểu tiện, âm đạo bị chảy máu và tiết dịch bất thường. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn có cảm giác buồn nôn và rét run.

Căn bệnh viêm khớp cùng chậu nếu không được chữa trị kịp thời sẽ khiến cho quá trình vận động ở con người bị suy giảm một cách nghiêm trọng. Không chỉ vậy, chúng còn khiến cho dây thần kinh tọa bị thương tổn. Lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng bị teo đùi và gây teo mông.

Ở nữ giới, viêm khớp cùng chậu nếu không được chữa trị kịp thời thì rất có khả năng dẫn tới tình trạng bị dính khớp. Nếu như phụ nữ mang thai, khung chậu sẽ không thể giãn ra và sẽ khiến cho quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn.

Việc chữa trị viêm khớp cùng chậu còn phụ thuộc vào các yếu tố như nguyên nhân gây bệnh và những khả năng trong việc đáp ứng việc điều trị. Nếu bạn bị viêm khớp cùng chậu sau khi sinh nở, bệnh sẽ khỏi nhanh hơn và không có nguy cơ bị tái phát lại.

Nếu viêm khớp cùng chậu xảy ra do một số bệnh lý vùng cột sống huyết thanh gây nên thì các cơn đau thường diễn ra âm ỉ và dai dẳng. Ngoài ra, các yếu tố quyết định đến hiệu quả điều trị bệnh phải kể đến như việc chẩn đoán diễn ra sớm hay muộn, những biến chứng viêm nhiễm và vấn đề tắc nghẽn đường sinh dục.

Bệnh nhân có thể điều trị bệnh bằng việc kết hợp thêm các phương pháp như dùng thuốc kháng sinh, giảm đau, kết hợp với việc tập luyện vật lý trị liệu và bài tập chuyên biệt.

Kết luận: Bệnh viêm khớp cùng chậu có thể chữa khỏi. Còn khả năng hồi phục bệnh nhanh hay chậm phụ thuộc vào nhóm nguyên nhân gây bệnh.

Cách chữa viêm khớp cùng chậu
+ Không dùng thuốc

Khi bệnh đang ở giai đoạn đau cấp, các cơn đau xảy ra dữ dội và tăng theo thời gian, bệnh nhân nên dành ra nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Nếu bệnh có dấu hiệu suy giảm triệu chứng, người bệnh cần tập luyện các bài tập để tăng cường chức năng của cột sống.

Bên cạnh đó, bệnh nhân nên đến các phòng khám, bệnh viện để chiếu sóng ngắn hoặc tia hồng ngoại tại các khớp vùng chậu. Tần suất chiếu mỗi ngày khoảng 2 lần, mỗi lần kéo dài khoảng 15 phút. Bệnh nhân có thể kết hợp với các phương pháp khác như chườm ấm, mát xa ở những vùng xương khớp bị đau.

+ Dùng thuốc tây

Sử dụng thuốc Tây thường đem đến tác dụng trị bệnh nhanh chóng và tức thời.  Tuy nhiên, vì tính chất bệnh lý xương khớp thường diễn ra dai dẳng và kéo dài nên người bệnh rất dễ có nguy cơ lạm dụng thuốc. Không chỉ vậy, khi dùng thuốc Tây, bệnh nhân còn có khả năng mắc phải một số bệnh lý khác mà bản thân không thể kiểm soát được. Chính vì vậy, hiện nay có khá nhiều bệnh nhân đang chuyển hướng sang dùng thuốc Đông y.

Một số loại thuốc giảm đau dùng cho bệnh nhân viêm khớp cùng chậu phải kể đến như thuốc Paracetamol, tylenol, dolodon… các loại thuốc chống viêm không steroid, thuốc chứa corticoid, thuốc kháng sinh…

+ Bài thuốc dân gian

Sử dụng các bài thuốc dân gian có ưu điểm là an toàn, không gây tác dụng phụ, nguyên liệu dễ kiếm mà chi phí lại rẻ. Những bài thuốc chữa xương khớp cùng chậu có thể kể đến như đu đủ, lá lốt, lá ngải cứu…

Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp

Phơi lá lốt ở trong bóng râm, tuyệt đối không phơi thuốc trực tiếp ra ngoài ánh nắng bởi sẽ làm giảm đi tác dụng của lá lốt.
Bạn phơi cho đến khi lá lốt héo thì cho vào trong ấm rồi sắc trong thời gian khoảng 30 phút. 
Bạn gạn lấy phần nước, đợi nước nguội rồi dùng nước sau buổi tối.
Ngoài việc uống nước lá lốt, bạn cũng có thể chế biến lá lốt thành các món ăn hàng ngày để hỗ trợ điều trị bệnh.

Bài thuốc trị viêm khớp cùng chậu từ đu đủ

Lấy nửa quả đu đủ xanh gọt vỏ rồi rửa thật sạch. Sau đó bạn thái thành từng miếng nhỏ rồi cho vào nồi.
Bạn cho thêm khoảng 2 bát nước và thêm 30g mễ nhân sống.
Tiến hành đun sôi mễ nhân và đu đủ, bạn đun cho đến khi đu đủ mềm thì cho thêm đường vào để sử dụng.

Bài thuốc trị viêm khớp bằng ngải cứu trắng

Rửa sạch lá ngải cứu trắng, cho thêm một chút muối rồi đổ thêm nước nóng vào.
Lấy hỗn hợp vừa thu được đắp lên các khớp bị tổn thương.
Duy trì thực hiện đều đặn mỗi ngày sẽ thấy tình trạng bệnh được cải thiện rõ rệt.

Bài thuốc từ trà hoa cúc chữa viêm khớp cùng chậu

Để chữa viêm khớp cùng chậu, người bệnh chỉ cần lấy hoa cúc phơi héo lên và sắc cùng với nước ấm. 
Để tăng thêm hương vị, bạn có thể cho thêm một chút đường vào.
Duy trì uống nước hoa cúc đều đặn hàng ngày, bạn sẽ thấy các triệu chứng của bệnh thuyên giảm rõ rệt.

Bài viết trên đã giúp quý độc giả giải quyết được vấn đề bệnh viêm khớp cùng chậu có chữa khỏi được không. Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp thông thường, bệnh nhân cũng nên duy trì chế độ ăn uống và sinh hoạt sao cho hợp lý. Có như vậy thì tình trạng bệnh lý mới nhanh chóng được cải thiện.

Nguồn: VHO

Back to top button