Hội chứng thận hư ở trẻ em có chữa khỏi được không?
4/5 - (2 bình chọn)
Hội chứng thận hư ở trẻ em là tình trạng đáng báo động hiện nay khi mà tỷ lệ số trẻ mắc ngày càng tăng qua mỗi năm. Việc tìm hiểu cách điều trị, triệu chứng cũng như nguyên nhân của bệnh lý này sẽ giúp cha mẹ tránh được những biến chứng nguy hiểm do căn bệnh này mang lại cho con em mình.
Hội chứng thận hư ở trẻ em là gì?
Bệnh hội chứng thận hư trẻ em thường xảy ra đối với trẻ từ 2 đến 5 tuổi, nhằm chỉ tình trạng một lượng lớn protein (hay còn gọi là albumin) bị mất qua nước tiểu. Đây là kháng thể đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể nhằm chống lại vi khuẩn gây bệnh nên sẽ gây ra nhiều vấn đề đối với sức khỏe của trẻ em.
Khi mắc bệnh, trẻ sẽ có một số dấu hiệu như nhiễm trùng máu, đông máu, tiêu chảy, mất nước nặng…
Độ phổ biến của hội chứng thận hư trẻ em
Hội chứng thận hư ở trẻ em là bệnh lý chủ yếu gặp ở lứa tuổi trẻ dưới 16 tuổi, chiếm tới hơn 90%. Tần suất trẻ em gặp phải bệnh này là 2/30000. Con số này ở người lớn chỉ chiếm khoảng 2/300000.
Trong đó, tỷ lệ bé gái mắc bệnh ít hơn so với bé trai và ở tỷ lệ 2/1, tức là cứ 2 bé trai mới có 1 bé gái mắc bệnh.
Theo bệnh học hội chứng thận hư ở trẻ em, độ tuổi thường gặp nhất của bệnh là từ 2 – 8 tuổi vì vậy cha mẹ cần đề phòng khi con em mình có biểu hiện mắc bệnh.
Tại sao trẻ nhỏ lại mắc chứng bệnh thận hư
Hiện nay, tình trạng hội chứng thận hư của trẻ em diễn ra vô cùng phổ biến, tuy nhiên, các nhà khoa học lại chưa tìm ra nguyên nhân thật sự gây ra hiện tượng này. Một số ý kiến cho rằng, trẻ em mắc bệnh thận hư có thể xuất phát từ hệ thống miễn dịch còn non yếu.
Tuy nhiên, đa phần nguyên nhân mắc bệnh học này ở trẻ em là không tìm ra. Bệnh không lây nhiễm từ người này qua người khác, yếu tố di truyền cũng không là nguyên nhân mắc bệnh. Bởi vậy, nhiều giả thuyết cho rằng yếu tố hình thành nên bệnh hội chứng thận hư là do đột biến gen hiếm.
Chuẩn đoán và điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em ra sao?
Chẩn đoán
Để xác định chính xác tình trạng hội chứng thận hư ở trẻ em, cha mẹ cần đưa bé đến bệnh viện uy tín để các bác sĩ tiến hành xét nghiệm cần thiết. Thông thường, ban đầu các bác sĩ sẽ tiến hành đo huyết áp, chiều cao và cân nặng cho trẻ.
Tiếp đó, các xét nghiệm máu và nước tiểu là cần thiết và quan trọng nhất để chẩn đoán trẻ em có mắc bệnh thận hư hay không. Đối với trẻ còn ít tuổi, các bác sĩ sẽ không láy quá nhiều máu, tránh tình trạng trẻ bị ngất xỉu do thiếu máu.
Kết quả xét nghiệm sẽ có ngay trong ngày và bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hội chứng thận hư trẻ em phù hợp với từng bệnh lý của bé.
Điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em
Khi xác định được chính xác tình trạng thận hư ở trẻ em, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị . Trong đó, việc kê đơn thuốc steroid là phương án hàng đầu và phổ biến nhất. Prednisone và Prednisolone là 2 loại thuốc phù hợp để điều trị hội chứng thận hư ở trẻ em lâu dài.
Theo đó, có đến 80% trẻ sẽ đáp ứng được phương án điều trị này và có cải thiện triệu chứng chỉ sau 2 tuần đầu tiên. Bệnh sẽ được coi là thuyên giảm khi lượng protein trong nước tiểu âm tính sau 3 ngày liên tiếp.
Tuy nhiên, đối với những trẻ bệnh nặng hơn và có triệu chứng phù nề, bác sĩ sẽ kê thêm thuốc giảm phù, thuốc lợi tiểu. Bệnh nhân cần thực hiện đúng và đủ liệu trình thuốc được bác sĩ đưa ra để bệnh nhanh chóng thuyên giảm.
Trong trường hợp những loại thuốc trên không có hiệu quả gì thì bác sĩ sẽ chỉ định trẻ cần nằm viện để theo dõi đồng thời truyên albumin do lượng này bị thiếu hụt trong cơ thể quá lớn.
Ngoài ra, có một số trường hợp được ghi nhận là gặp phải tác dụng phụ trong quá trình điều trị hội chứng thận hư trẻ em. Cụ thể:
Trẻ có biểu hiện nhanh đói, tăng cân nhanh không kiểm soát.
Trẻ thường xuyên cáu giận, bực tức, tăng huyết áp.
Thị lực của trẻ gặp vấn đề, mắt mờ.
Đối với những trường hợp này, cha mẹ cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời giải quyết và điều trị.
Cuối cùng, sau khi quá trình chạy chữa có hiệu quả, trẻ không còn các dấu hiệu của bệnh hội chứng thận hư ở trẻ em thì cha mẹ có thể cho trẻ đi tiêm các loại vắc xin theo chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng việc tiêm vắc xin cần thực hiện sau ít nhất 1 tháng dừng điều trị và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
Bệnh thận hư trẻ em có chữa khỏi được không?
Cha mẹ muốn giúp trẻ tránh được những biến chứng không mong muốn của bệnh thận hư thì cần phải tìm hiểu kỹ càng về phác đồ điều trị của bộ y tế đồng thời lắng nghe những chỉ dẫn của bác sĩ. Theo đó, nhiều cha mẹ thắc mắc hội chứng thận hư trẻ em có chữa khỏi được không và chữa trong bao lâu thì sẽ có lời giải đáp ngay dưới đây.
Một trong những vấn đề tiên quyết mà cha mẹ cần quan tâm về bệnh thận hư ở trẻ em đó chính là bệnh hoàn toàn có thể tái phát và chiếm tỷ lệ 8/10 trẻ. Trong trường hợp con bạn bị tái phát thì triệu chứng ban đầu đó chính là trẻ mất 1 lượng lớn protein trong nước tiểu và kéo dài 3 ngày liên tục.
Có những trường hợp trẻ tái phát liên tục bệnh từ 2 đến 3 lần và thậm chí là nhiều hơn. Nếu trẻ gặp phải tình trạng này, bạn cần báo ngay với bác sĩ để kết hợp điều trị cùng thuốc prednisone để phòng tái phát. Đây là việc làm cần thiết để tránh cho việc điều trị sau này gặp nhiều khó khăn hơn.
Về cơ bản, thuốc prednisone sẽ bao gồm một số loại như: mycophenolate, cyclophosphamide hoặc cyclosporin… Những loại thuốc này sẽ chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ.
Khi trẻ lớn lên, việc tái phát hội chứng thận hư sẽ giảm dần và trở nên hiếm hơn khi trẻ đến tuổi trưởng thành. Nếu các xét nghiệm bệnh thận hư ở trẻ em có kết quả âm tính trong 5 năm liền thì có thể coi trẻ sẽ không tái phát bệnh nữa.
Một trong những điều cha mẹ cần lưu ý nhiều nhất đó chính là sự đáp ứng thuốc prednison của trẻ. Nếu trẻ đáp ứng tốt thì trẻ hoàn toàn có khả năng dứt điểm hội chứng thận hư đến tuổi trưởng thành. Theo đó, trẻ sẽ hoàn toàn sinh hoạt, vận động và có chức năng sinh sản bình thường như người trưởng thành.
Nếu điều trị chứng thận hư cho trẻ tại nhà bạn cần làm gì?
Bên cạnh việc thăm khám và điều trị tại bệnh viện, nếu trường hợp bác sĩ không yêu cầu nhập viện thì cha mẹ cần có những biện pháp chăm sóc hội chứng thận hư ở trẻ em và theo dõi trẻ tại nhà như sau:
Để điều trị bệnh thận hư cho trẻ tại nhà, bạn cần thường xuyên theo dõi chỉ số trong nước tiểu của bé bằng que thử nước tiểu. Việc xét nghiệm nước tiểu không nhất định phải thực hiện vào buổi sáng nhưng cần duy trì mỗi ngày.
Nếu trong trường hợp 3 ngày liên tiếp trẻ không có dấu hiệu protein niệu trong nước tiểu thì chứng tỏ tình trạng bệnh đã thuyên giảm.
Trong trường hợp bệnh tái phát thì những xét nghiệm nước tiểu hàng ngày cũng rất có ích cho việc phát hiện bệnh sớm.
Ngoài ra, cha mẹ cần xây dựng một thực đơn ăn uống phù hợp cho sự phát triển của trẻ đồng thời vẫn hỗ trợ điều trị bệnh tối đa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, trẻ trong giai đoạn điều trị bệnh thận hư cần bổ sung các món như súp, canh, trái cây, sữa chua… Đặc biệt, cần tránh ăn thức ăn mặn, nhiều muối, đồ chiên rán giàu năng lượng, bánh ngọt…
Khi nào trẻ cần đi gặp bác sỹ và chỉ định phẫu thuật
Khi nào trẻ cần đi gặp bác sĩ
Đối với trường hợp trẻ mắc bệnh thì cha mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay lập tức. Đặc biệt là khi trẻ có dấu hiệu tái phát nhiều lần. Khi lần đầu tiên trẻ mắc bệnh, cha mẹ nên đưa bé đi khám khi có các biểu hiện như: đau bụng nhiều, sốt, phù chân tay, tiêu chảy, nôn…
Trong đó, phù là yếu tố nổi bật nhất thể hiện triệu chứng bệnh. Trẻ gặp phải triệu chứng này là tình trạng bệnh đã trở nặng, vì vậy cha mẹ cần đưa đi bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu trẻ có hơn 3 ngày mà tình trạng protein thiếu hụt thì cha mẹ cần có những biện pháp xử lý kịp thời theo lời khuyên của bác sĩ.
Theo đó, trẻ cần được bắt đầu lại với liều prednisone/prednisonlone 2mg/kg/ngày đến khi trẻ thuyên giảm biểu hiện bằng thử que thử thấy protein niệu âm tính hoặc vết trong 3 ngày, lúc đó con bạn có thể được giảm liều prednisone theo lịch trình của bác sỹ.
Một số trường hợp trẻ có dấu hiệu thủy đậu hoặc bệnh tiến triển nặng hơn thì cần đến khám bác sĩ 24h sau khi mắc bệnh.
Chỉ định phẫu thuật hội chứng thận hư trẻ em
Trường hợp trẻ em mắc hội chứng thận hư cần được phẫu thuật thông thường chỉ xảy ra khi trẻ dùng prednisolone/prednisone trong thời gian dài mà không đáp ứng được thuốc. Nếu bác sĩ đã giảm liều thuốc mà tình trạng không thấy tiến triển đồng thời gây ra hiện tượng ức chế tuyến thượng thận thì bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật.
Ngoài ra, trong quá trình tiêm thuốc mà trẻ có dấu hiệu sốt cao, li bì, chấn thương nặng, đi ngoài thì gây mê và phẫu thuật cũng là chỉ định cần được cân nhắc.
Một số trường hợp nữa có thể kể đến là trẻ bị suy thượng thận cấp, đe doa đến tính mạng.
Khi tiến hành phẫu thuật, bác sĩ sẽ tiến hành tiêm bắp Hydrocortisone 100 mg hoặc gây mê toàn thân.
Sau quá trình phẫu thuật, bác sĩ sẽ theo dõi ít nhất 6 tháng cho đến khi ngừng điều trị và trẻ có thể sẽ phải tiêm thêm thuốc nếu có những biểu hiện bệnh thận hư.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những kiến thức đầy đủ nhất về hội chứng thận hư ở trẻ em. Hy vọng với những thông tin này sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc điều trị và phòng tránh chứng thận hư cho trẻ. Chúc các bạn thành công!
Nguồn: VHO