Thuốc & Sức khỏe

[Góc chuyên gia tư vấn] Thực đơn cho người tiểu đường suy thận

Đánh giá bài viết ngay

Tiểu đường suy thận nếu không có chế độ ăn uống hợp lý dễ gây ra biến chứng xấu. Bài viết này sẽ cung cấp thực đơn tốt cho người tiểu đường suy thận và một số loại thực phẩm mà người bị tiểu đường suy thận phải tuyệt đối tránh theo chia sẻ chuyên gia. Đọc ngay bạn nhé!

Tại sao phải lên thực đơn cho người tiểu đường suy thận?
Những gì bạn ăn vào cơ thể có tác động rất lớn đến sức khỏe đặc biệt ảnh hưởng đến những bộ phận liên quan đến hệ bài tiết như thận. Người mắc bệnh tiểu đường gây ra biến chứng suy thận là đối tượng phải có một chế độ ăn uống khoa học để vừa kiểm soát được lượng đường huyết lại vừa không gây ra áp lực lọc và đào thải độc tố ra khỏi máu của thận.

Suy thận do tiểu đường thường không xuất hiện triệu chứng dồn dập. Các triệu chứng dễ nhận biết đều xảy ra khi mức độ tổn thương của thận đã bắt đầu nghiêm trọng. Vì vậy, ngay khi có kết quả chẩn đoán suy thận tiểu đường bạn hãy chủ động bảo vệ sức khỏe bằng việc tránh xa các loại thực phẩm gây hại đến thận, bổ sung các thực phẩm tốt cho thận được các chuyên gia khuyên dùng.

Tiểu đường suy thận nên tránh loại thực phẩm nào?
Giảm lượng Protein trong thực đơn hàng ngày

Người mắc bệnh thận không thể cắt hoàn toàn lượng Protein trong khẩu phần ăn nhưng cần hạn chế ở mức quy định. Các chuyên gia đã nghiên cứu và chỉ ra rằng, khi chức năng thận đã bị suy giảm, các sản phẩm thải từ Protein như Ure hay Creatinin sẽ không được loại bỏ toàn bộ ra khỏi cơ thể. Sự tích tụ Ure dẫn đến tình trạng mệt mỏi, chán ăn, mất trí nhớ thậm chí là gây ra hôn mê sâu ở người suy thận.

Hàm lượng Protein được nạp vào cơ thể người suy thận sẽ theo từng giai đoạn. Ở mức 1, bệnh nhân gần như chưa phải kiêng Protein, bắt đầu từ giai đoạn 2 lượng Protein giảm xuống còn khoảng 1,2g/kg/ngày, giai đoạn 3 là 0,5g/kg, ngày, ở mức 4 là 0,25g/kg/ngày.

Các loại thực phẩm chứa Protein bạn nên tránh bao gồm: các loại thịt đỏ như trâu, bò, lợn,… phô mai, đậu, nội tạng động vật,…

Hạn chế nạp natri (muối)

Từ giai đoạn 1 đến 3, người suy thận được khuyến cáo sử dụng lượng Natri dao động trong khoảng từ 1800 đến 2000 mg/ngày. Lượng muối này giảm xuống một nửa ở người suy thận mức độ 4.  Trong trường hợp bạn mắc bệnh tiểu đường suy thận kèm chứng tăng huyết áp  hoặc phù nề thì nên ăn nhạt hoàn toàn. Bạn có thể kiểm soát lượng muối trong thực đơn bữa ăn hàng ngày bằng cách:

Thêm các loại thảo mộc, các loại gia vị để tăng hương vị cho món ăn.
Sử dụng thực phẩm tươi thay vì thực phẩm đông lạnh, đóng hộp
Không ngâm rau, củ, quả vào trong muối trước khi dùng
Các loại gia vị có lượng natri cao như nước mắm, nước tương, nước sốt BBQ, nước sốt cà chua nên hạn chế sử dụng.

Các loại thực phẩm chứa phốt pho không nên ăn nhiều
Khi thận đã suy yếu, quá trình lọc máu ở cầu thận không được diễn ra bình thường rất dễ gây ra hiện tượng tích tụ phốt pho trong cơ thể. Việc này sẽ gây ra loãng xương.

Lượng Phốt pho nên ăn được bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân suy thận tiểu đường dựa trên xét nghiệm hàm lượng phốt pho trong máu, hormon tuyến thượng thận PTH và canxi. Bình thường với bệnh nhân suy thận độ 1 và 2 sẽ chưa phải giảm phốt pho trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Với người suy thận tiểu đường mức độ 3, 4 thì lượng Phốt pho nạp vào cơ thể không quá 1000 mg mỗi ngày.

Các thực phẩm chứa nhiều Phốt pho bạn nên tránh là bánh mì nguyên hạt, bột yến mạch, hạt hướng dương,…

Hạn chế ăn thực phẩm chứa Kali
Hoạt động của tim và cơ bắp sẽ bị rối loạn khi lượng Kali trong cơ thể người suy thận không ổn định. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo lượng Kali nạp vào cơ thể không nên quá 3000mg ở người suy thận giai đoạn 4, hàm lượng này tăng lên ở các giai đoạn thấp hơn của bệnh.

Các thực phẩm chứa nhiều Kali bạn không nên ăn là xà lách, chuối, dưa, cam, atiso, rau mồng tơi, khoai lang, gạo nâu, sữa bò, bơ,…

Tránh uống nhiều nước khi mắc suy thận tiểu đường
Việc uống nhiều nước sẽ tạo ra gánh nặng cho thận. Vấn đề này bác sĩ sẽ có lời khuyên đến bệnh nhân uống thế nào là vừa đủ. Không chỉ là nước trắng, các loại thực phẩm chứa nhiều nước như súp, kem, thạch, dâu tây,… bạn cũng nên hạn chế sử dụng.

Tiểu đường suy thận nên ăn những thực phẩm nào?

Ăn nhiều chất béo tốt: Các chất béo này là các chất béo chưa bão hòa có trong dầu Oliu, dầu đậu nành, dầu hạt hướng dương. Tuy nhiên, khi bạn chiên hoặc rán đồ ăn thì nên sử dụng chất béo động vật để không bị biến đổi thành các chất gây hại như dầu thực vật.
Bổ sung vitamin: Sắt, Vitamin D hay Acid Folic có lợi trong việc ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh suy thận tiểu đường như loãng xương, thiếu máu. Các loại vitamin bạn bổ sung nên tham vấn ý kiến của bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng vì có một số loại vitamin khi nạp quá nhiều vào cơ thể dễ làm bệnh có tiến triển xấu đi.
Ăn tinh bột: Bạn nên chọn các loại tinh bột chứa ít đường để nạp calo cho cơ thể. Hàm lượng đường và Lipid trong tinh bột quá cao rất dễ gây ra biến chứng xấu khác cho bệnh suy thận và tiểu đường đang có trong cơ thể.

Trên đây là những khuyến cáo của chuyên gia trong vấn đề xây dựng thực đơn cho người tiểu đường suy thận. Nếu bạn hoặc người thân đang mắc loại bệnh lý này hãy lưu ý để không làm tình trạng bệnh xấu đi. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!

Tìm hiểu thêm:

Người chạy thận nên ăn gì

Chữa suy thận bằng thuốc nam

Nguồn: VHO

Back to top button