Thuốc & Sức khỏe

Dự phòng bệnh viêm não mô cầu

Viêm não mô cầu là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Nó có thể gây tử vong rất nhanh trong vòng 24h sau khi phát hiện triệu chứng đầu tiên. Nên tìm hiểu thông tin và khuyến cáo để có thể dự phòng bệnh viêm não mô cầu.

⇒ Viêm não Nhật Bản – bệnh dịch nguy hiểm ở trẻ nhỏ mỗi mùa hè

⇒ Viêm não Nhật Bản B

Viêm não mô cầu là căn bệnh hết sức nguy hiểm
Theo Cục Y tế dự phòng, bệnh viêm não, màng não do não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Neisseria meningitides gây nên.

Khác với các bệnh viêm màng não do virus khác. Virut viêm não mô cầu có thể cướp đi sinh mạng của người đang khỏe mạnh chỉ trong vòng 24 giờ sau những triệu chứng đầu tiên xuất hiện.

Vi khuẩn này cư trú ở vùng hầu họng con người. Bệnh xuất hiện ở mọi nơi, dễ thành dịch do dễ lây lan.

Tất cả mọi người đều có thể mắc bệnh, nhưng thường gặp nhất ở trẻ nhỏ từ 3 đến 5 tháng tuổi và thanh thiếu niên từ 14 – 20 tuổi.

Bệnh thường xảy ra ở những nơi đông người. Điều kiện sinh hoạt chật chội, kém vệ sinh. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện quanh năm, nhưng nhiều nhất trong lúc giao mùa thu, đông, xuân.

                          Viêm não mô cầu có thể gây tử vong 

Triệu chứng của bệnh viêm não mô cầu 
Triệu chứng viêm não mô cầu xuất hiện rất đột ngột và phổ biến nhất là: Sốt cao, nhạy cảm với ánh sáng, cứng cổ, bối rối, đau đầu, nôn mửa,…

Các triệu chứng trên cả viêm não mô cầu có thể xuất hiện nhanh chóng hoặc trong vài ngày. Thường bệnh phát triển từ 3 – 7 ngày sau khi tiếp xúc với nguồn lây.

Kể cả bệnh được chuẩn đoán sớm và điều trị nhưng vẫn có 5 – 10% tử vong.

Dự phòng bệnh viêm não mô cầu
Vì là một căn bệnh truyền nhiễm hết sức nguy hiểm, nếu thấy trẻ nhỏ hoặc người xuất hiện những triệu chứng trên phải gọi bác sĩ hoặc đến trung tâm y tế ngay lập tức. Nếu đang trong vùng có dịch, bạn cần chú ý một số biện  pháp dự phòng bệnh viêm não mô cầu như sau:

– Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ: Cung cấp thông tin cần thiết về bệnh viêm màng não mô cầu cho nhân dân, nhất là nơi có bệnh lưu hành, để nhân dân biết phát hiện bệnh sớm, cách ly và cộng tác với ngành y tế thực hiện phòng chống dịch.

– Vệ sinh phòng bệnh.

+ Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân. Xúc miệng, hầu họng bằng các dung dịch sát khuẩn 1 ngày 3 lần. Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn để tránh vi khuẩn xâm nhập.

+ Thực hiện tốt vệ sinh nơi ở, nơi làm việc.

+ Khi đến những nơi công cộng, nhiều người như: chợ, bến tàu, xe,…nên đeo khẩu trang. Nhằm phòng tránh hít phải các chất tiết từ đường hô hấp của người khác bắn ra.

+ Nhà ở, nhà trẻ, lớp học phải thoáng mát, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.

+ Tăng cường giám sát tại nơi có ổ dịch cũ, phát hiện sớm các trường hợp sốt, viêm hầu họng để theo dõi.

Nếu có điều kiện thì ngoáy họng bệnh nhân cũ và những người lân cận để xét nghiệm tìm người lành mang vi khuẩn não mô cầu.

          Tiêm vắc-xin phòng bệnh viêm màng não mô cầu

– Chủ động tiêm phòng vacxin phòng bệnh viêm não mô cầu.

Hiện nay đã có vắc xin polysaccharide của nhóm A, C, Y, W135 phòng bệnh viêm màng não do não mô cầu.

Đây là vắc xin an toàn và miễn dịch cao nhưng rất đắt tiền. Cầu khuẩn nhóm A là tác nhân gây bệnh thường gặp nhưng hiện nay chưa có vắc xin phòng bệnh. Vì vậy, nên áp dụng biện pháp giám sát dịch tễ học một cách nghiêm ngặt bệnh viêm màng não mô cầu để chỉ định dùng hoá dược dự phòng khi cần thiết.   

Quỳnh Trang (Thầy thuốc Việt Nam)

⇒ Phòng tránh viêm não Nhật Bản 

⇒ Điều trị viêm não Nhật Bản 

Back to top button