Thuốc & Sức khỏe

Dấu hiệu nhận biết bệnh Parkinson giai đoạn cuối

Bệnh Parkinson giai đoạn cuối gây ra rất nhiều khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt cũng như làm tăng nguy cơ phát sinh các vấn đề về sức khỏe, thậm chí tử vong. Nhận biết và thực hiện những thay đổi trong chăm sóc người bệnh Parkinson giai đoạn cuối có ý nghĩa quyết định đối với chất lượng sống và giúp kéo dài tuổi thọ. 

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

1. Cách nhận biết bệnh Parkinson giai đoạn cuối2. Bệnh Parkinson giai đoạn cuối có chữa được không?3. Điều trị bệnh Parkinson giai đoạn cuối như thế nào?4. Chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh Parkinson giai đoạn cuối
1. Cách nhận biết bệnh Parkinson giai đoạn cuối
Bệnh Parkinson (PD) được chia thành 5 giai đoạn chính gồm giai đoạn 1,2,3,4,5 và 2 giai đoạn chuyển tiếp: 1,5 và 2,5. Bệnh Parkinson giai đoạn 4 và giai đoạn 5 được tính là bệnh Parkinson giai đoạn cuối.

Những biểu hiện của bệnh Parkinson giai đoạn cuối:

Giai đoạn 4: Các động tác liên quan đến việc ăn uống, vệ sinh cá nhân trở nên khó khăn hơn nhiều do độ cứng của cơ tăng lên ảnh hưởng đến tầm vận động cũng như độ linh hoạt của các bộ phận cơ thể. Người bệnh gần như rất khó thực hiện các động tác đòi hỏi sự khéo léo và tinh vi như viết, vẽ, đóng cúc áo… Người bệnh bắt đầu cần nhiều sự trợ giúp để có thể thực hiện các hoạt động sinh hoạt thường ngày. Sự trợ giúp có thể đến từ các thiết bị hỗ  trợ vận động như khung tập đi, gậy… hoặc từ người thân. 
Giai đoạn 5: Đây là giai đoạn người bệnh dần bị suy nhược, đồng thời các triệu chứng cũng nặng nhất trong các giai đoạn của bệnh Parkinson. Lúc này người bệnh phải ngồi xe lăn, thậm chí là nằm liệt tại giường do các khối cơ cứng hoàn toàn. Giai đoạn này cũng là lúc người bệnh xuất hiện nhiều rối loạn cảm xúc và các vấn đề về tâm thần như trầm cảm, lo lắng, ảo giác và hoang tưởng… 

Ở giai đoạn cuối của bệnh Parkinson, bệnh nhân cũng sẽ thường gặp các triệu chứng như đau đớn, mệt mỏi, khó thở, khó nuốt, táo bón, thường xuyên té ngã, co giật, tiểu không tự chủ, mất ngủ, lú lẫn hoặc mất trí nhớ. 

Một số biến chứng của bệnh cũng xuất hiện ở giai đoạn này như viêm phổi, nhiễm trùng huyết, viêm bể thận, loét thận…

Việc sống một mình của bệnh Parkinson giai đoạn cuối là rất khó khăn thậm chí là bất khả thi.

Bệnh parkinson giai đoạn cuối khiến người bệnh không thể tự sinh hoạt một mình

2. Bệnh Parkinson giai đoạn cuối có chữa được không?
Parkinson là bệnh chưa có phương pháp điều trị khỏi. Đối với giai đoạn cuối thì việc điều trị càng trở nên phức tạp hơn nhiều.

Với sự ra đời của L-Dopa và các phương pháp điều trị dopaminergic khác, sự tiến triển của PD đã trở nên chậm hơn rõ rệt. Tuy nhiên, qua nhiều năm điều trị bằng thuốc thì các thuốc này cũng dần mất tác dụng đồng thời kéo theo nhiều biến chứng như rối loạn tâm thần, rối loạn nhận thức, rối loạn tự chủ và rối loạn giấc ngủ…. Vì thế đến giai đoạn cuối việc điều trị bệnh Parkinson sẽ chuyển từ điều trị bệnh sang kiểm soát và điều trị các biến chứng của bệnh.

3. Điều trị bệnh Parkinson giai đoạn cuối như thế nào?
Theo một nghiên cứu thống kê các triệu chứng thường gặp ở người bệnh Parkinson giai đoạn cuối ngoài run, cứng, chậm chạp còn có Đau – 86%, Mệt mỏi – 84%, Khó giao tiếp – 58%, Mất ngủ – 58%, Khó thở – 54%, Có vấn đề khi nuốt – 40%, tình trạng tăng tiết dịch đường hô hấp, mê sảng, rối loạn cảm xúc…

Chính vì bệnh tiến triển với các triệu chứng đa dạng hơn nên việc điều trị đòi hỏi phải phối hợp nhiều loại thuốc hơn. Ngoài các thuốc điều trị Parkinson như levodopa, thuốc đồng vận dopamin, thuốc ức chế COMT… có thể cần phối hợp với các thuốc khác như: 

Thuốc làm giảm tiết dịch đường hô hấp
Thuốc domperidone điều trị nôn, buồn nôn
Đau có thể là đau thực sự do sự co cứng và rối loạn vận động nhưng nó cũng có thể là “đau giả” liên quan đến các rối loạn tâm thần như trầm cảm, ảo giác… Nếu đau thực sự thì giảm đau đơn giản bằng paracetamol và thuốc chống viêm không steroid.
Ảo giác là một tác dụng phụ của thuốc điều trị Parkinson. Đa phần các thuốc điều trị ảo giác làm nặng thêm các triệu chứng vận động của bệnh nhân Parkinson. Clozapine và quetiapine giúp kiểm soát tốt tình trạng ảo giác đồng thời không làm nặng lên các triệu chứng rối loạn vận động.
Thuốc chống trầm cảm ba vòng như Nortriptyline hoặc Amitriptyline vừa hỗ trợ điều trị trầm cảm, vừa cải thiện giấc ngủ.
Thuốc kháng cholinergic ngoại vi thế hệ mới hơn, như trospium được cho là có hiệu quả với chứng tiểu gấp, tiểu không tự chủ.

Ngoài ra, cần duy trì các buổi tập vật lý trị liệu tối thiểu 30 phút/ngày và 3 buổi/tuần. Nội dung các bài tập xoay quanh tập di chuyển, tập vận động, tập hít thở…

Xem thêm

Tình trạng tay bị run khi cầm đồ vật có đáng lo ngại không?

4. Chế độ chăm sóc bệnh nhân mắc bệnh Parkinson giai đoạn cuối
Chứng khó nuốt nghiêm trọng xảy ra thường xuyên ở giai đoạn cuối của bệnh Parkinson, gây sụt cân, suy dinh dưỡng, mất nước và làm tăng đáng kể nguy cơ viêm phổi hít và tử vong. Để hạn chế tình trạng này cần cho người bệnh ăn ở dạng súp, cháo loãng, sinh tố… Nhiều trường hợp phải ăn qua xông hoặc nuôi dưỡng bổ sung bằng đường tĩnh mạch. 

Người bệnh Parkinson giai đoạn cuối gặp nhiều trở ngại trong giao tiếp và các rối loạn tâm thần vì vậy cần giao tiếp thường xuyên với người bệnh. Trò chuyện nhiều hơn, nhắc lại những kỉ niệm vui trong quá khứ, chia sẻ cập nhật các thông tin mới. Quan trọng là giúp người bệnh có tâm lý thoải mái, vui vẻ. Động viên người bệnh nói nhiều hơn để cải thiện giọng nói.

Bên cạnh đó, gia đình cần đảm bảo người bệnh uống thuốc theo đơn đúng giờ, đúng liều. Đồng thời, nên bố trí lại đồ đạc trong phòng để tạo không gian cho người bệnh thuận tiện di chuyển. 

Cần lập chế độ để chăm sóc bệnh nhân parkinson giai đoạn cuối

Người bệnh giai đoạn cuối cũng hay gặp hiện tượng “đóng băng” – dừng đột ngột khi bắt đầu di chuyển hoặc đổi hướng di chuyển. Điều này trở thành một trong các yếu tố làm gia tăng tình trạng té ngã liên tục ở người bệnh Parkinson giai đoạn cuối. Chính vì vậy khi người bệnh di chuyển cần có người khác trợ giúp hoặc các thiết bị hỗ trợ.

Loét tỳ đè là tình trạng gặp phải khi người bệnh nằm liệt tại giường. Với các trường hợp này cần thường xuyên lăn trở bệnh nhân, cho người bệnh nằm đệm nước hoặc đệm hơi.

Suy dinh dưỡng là một vấn đề phổ biến ở bệnh nhân PD tiến triển. Nguyên nhân là do khó nuốt, giảm nhu động dạ dày và ruột, kém hoạt động, chán ăn… Cần đảm bảo khẩu phần ăn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh.

Cũng theo nhiều nghiên cứu, việc đưa người bệnh Parkinson giai đoạn cuối vào nhà dưỡng lão nên được trì hoãn càng lâu càng tốt. Đây là thời điểm người bệnh cần những người thân yêu nhất ở bên.

BS. Uông Mai

TPCN Vương Lão Kiện – Hỗ trợ giảm run tay chân, co cứng cơ do Parkinson

Với thành phần chính là Thiên ma, Câu đằng kết hợp cùng 9 hoạt chất quý, TPCN Vương Lão Kiện hỗ trợ cải thiện triệu chứng run tay chân và phục hồi vận động bình thường của cơ thể. Sản phẩm Vương Lão Kiện được người bệnh tin dùng từ năm 2013 cho tới nay nhờ 3 ưu điểm vượt trội:

Thứ nhất: Giúp giảm run tay chân do nhiều nguyên nhân, bao gồm run vô căn, rối loạn thần kinh thực vật, Parkinson, di chứng tai biến, sau chấn thương não…
Thứ hai: Hiệu quả được công nhận bởi chuyên gia thần kinh và hàng ngàn người bệnh trên cả nước.
Thứ ba: Nguồn gốc thảo dược nên rất an toàn trong quá trình sử dụng, dùng càng lâu càng giúp làm chậm tiến triển của bệnh và ngăn run tay chân tái phát.

Để tìm hiểu sâu hơn về sản phẩm, bạn có thể đọc bài viết: TPCN Vương Lão Kiện – Hỗ trợ giảm run tay chân, giúp người bệnh tự tin và làm chủ cuộc sống hoặc gọi tới hotline 0904.904.660 để được hỗ trợ.

*Lưu ý: sản phẩm không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Thông tin do nhãn hàng cung cấp

Back to top button