Thuốc & Sức khỏe

Chức năng của thận là gì? dấu hiệu suy giảm chức năng thận

Đánh giá bài viết ngay

Được ví như “trái tim thứ 2” của con người, thận đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sống của cơ thể. Ai cũng có bộ phận này nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về nó. Đọc ngay bài viết để có kiến thức toàn diện về chức năng của thận cũng như các dấu hiệu để nhận biết thận đang tổn thương.   

Thận có chức năng gì?
Các nghiên cứu hàng đầu đã chỉ ra, chức năng chính của thận là lọc và đào thải chất độc, nước thải ra khỏi cơ thể con người thông qua nước tiểu. Ở đây, tác dụng của thận được hiểu như một thiết bị lọc máu. Tất cả máu tuần hoàn trong cơ thể phải qua thận theo một chu kỳ dao động trong khoảng 25 lần/ngày. Mỗi giờ, hai quả thận phải thực hiện lọc một lượng máu khoảng 180 lít.

 

Việc lọc và đào thải của thận phụ thuộc vào thực phẩm con người nạp vào cơ thể. Máu là nơi tiếp nhận các thành phần dinh dưỡng chưa được sàng lọc. Thực phẩm thay đổi hàng ngày đồng nghĩa với việc thận phải liên tục hoạt động để lọc các chất có trong máu. 

Thận có chức năng như vậy nhờ vào các nephron (đơn vị chức năng của thận) có trong thận. Mỗi quả thận chứa hàng triệu nephron (khoảng 1,2 triệu nephron), mỗi nephron là một đơn vị lọc gồm hai bộ phận là tiểu cầu và tiểu quản. Tiểu cầu đóng vai trò như một màng lọc một chiều (cho phép chất dinh dưỡng đi vào, ngăn cản chất độc hại tái hấp thụ).

Mao mạch trên nephron kiểm soát các chất cần thiết cho cơ thể. Trong điều kiện cơ thể cần, các mao mạch sẽ phản hồi tín hiệu để các chất được hoạt động trong máu. Máu được đưa vào bao gồm chất dinh dưỡng và chất thải, các nephron phải phát hiện và xử lý, lọc bỏ chất thải ra khỏi máu trước khi nó tuần hoàn khắp cơ thể.   

Quá trình lọc máu của thận sẽ bắt đầu từ cầu thận, các chất lỏng được đẩy theo ống thận cùng các chất thải khác. Sản phẩm cuối cùng của quá trình này là nước tiểu và được thải ra ngoài bằng đường ống dài hay được gọi là niệu quản. Toàn bộ nước thải sẽ bị đưa ra ngoài mãi mãi, không có sự tái sử dụng/hấp thụ nào diễn ra trong quá trình này.

Thận còn đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng tỷ lệ dung môi có trong cơ thể. Nếu trong máu có quá nhiều nước, thận sẽ xử lý, gom nước lại đổ vào bàng quang để cho ra ngoài. Ngược lại, nếu trong máu có quá ít nước, thận sẽ điều chỉnh lượng nước bổ sung vào máu và lượng nước thải ra ngoài.

Vai trò của thận còn nằm ở việc kích hoạt Vitamin D. Việc kích hoạt này giúp giải phóng một lượng lớn hormone có tên khoa học là Renin, kiểm soát tình trạng tăng giảm huyết áp. Đặc biệt là sự sản sinh của hormone Erythropoietin làm tăng lượng hồng cầu có trong máu.

Các phương pháp đánh giá chức năng bài tiết của thận
Xét nghiệm máu
Người bệnh sẽ được thực hiện 2 loại xét máy để đánh giá chức năng bài tiết của thận bao gồm:

Thực hiện xét nghiệm ure máu: Ure là sản phẩm cuối cùng của chuỗi chuyển hóa Protein có trong các loại thực phẩm cơ thể nạp vào hàng ngày. Chất này được lọc qua cầu thận và thải ra ngoài bằng đường nước tiểu. Bởi vậy, khi kiểm tra chỉ số ure trong máu sẽ cho đánh giá chính xác nhất về chức năng bài tiết của thận cũng như kiểm soát các loại bệnh lý liên quan đến thận như suy thận, viêm cầu thận, sỏi thận,…
Thực hiện xét nghiệm nồng độ Creatinin trong máu: Creatinin – chất thải của quá trình vận động của bắp, được đào thải ra ngoài qua nước tiểu. Nồng độ Creatinin sẽ thay đổi tùy thuộc và sức khỏe của thận. Chỉ số Creatinin trong máu càng cao chứng tỏ chức năng bài tiết của thận đang gặp phải vấn đề.

Xét nghiệm nước tiểu
Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện điện di nước tiểu để kiểm tra nồng độ Protein có trong nước tiểu. Đây là dấu hiệu đầu tiên báo hiệu tổn thương thận, chức năng thận suy giảm. Nồng độ Protein có trong nước tiểu giúp phân biệt các loại bệnh về thận và các bộ phận tổn trong thận.

Xét nghiệm hình ảnh
Người bệnh được chỉ định chụp X-quang thận với thuốc tĩnh mạch để xác định chức năng bài tiết của thận. Phương pháp này thường được sử dụng cho người bị bệnh sỏi tiết niệu gây tắc nghẽn và ứ nước nghiêm trọng trong niệu quản.

Các phương pháp khác đánh giá chức năng bài tiết của thận
Ngoài phương pháp đánh giá kể trên, bệnh nhân có thể thực hiện các phương pháp sau đây để đánh giá khả năng lọc và hấp thụ chất dinh dưỡng của thận:

Phương pháp gây đái nhiều: Trong khoảng thời gian 4 giờ, người bệnh sẽ được cho uống lượng nước dao động trong khoảng 600 ml. Lượng nước tiểu của người bình thường tiết ra sẽ lớn hơn lượng nước được nạp vào. Nghiệm pháp này sẽ kiểm tra ra lượng nước tiểu có sự thay đổi gì trong quá trình đào thải hay không (ít hơn/không đổi), từ đó đánh giá mức tổn thương của thận.
Nghiệm pháp pha loãng: Sau quá trình nhịn đói nhiều giờ, toàn bộ nước tiểu trong bàng quang được lấy hết, người bệnh sẽ được uống 1,5 lít nước trong thời gian 30 phút. Cách 30 phút, người bệnh sẽ được lấy nước tiểu một lần để kiểm tra tỷ trọng. Thực hiện quá trình trong 4 giờ liên tục. Nếu lượng nước tiểu lấy trong 4 giờ bằng lượng nước uống vào là kết quả bình thường (tỷ trọng nhỏ hơn 1,002). Tỷ trọng lớn hơn 1,002 tức lượng nước tiểu ít hơn lượng nước uống vào là chức năng thận bị tổn thương. Phương pháp này không sử dụng cho người mắc chứng phù nề thận ứ nước hoặc suy thận hoàn toàn.

Các dấu hiệu suy giảm chức năng thận

Khó ngủ: Người bệnh thường có cảm giác khó ngủ về đêm khi hàm lượng độc tố tích tụ quá nhiều trong cơ thể.
Thường xuyên mệt mỏi, cơ thể bị suy nhược: Chức năng thận suy giảm dẫn đến quá trình trao đổi chất trong cơ thể bị ảnh hưởng. Đặc biệt, do hormone Erythropoietin không được sản sinh làm giảm lượng hồng cầu có trong máu, gây ra hiện tượng thiếu hụt oxy lên não.
Ngứa ngáy, khô da: Hiện tượng này xảy ra do quá trình cân bằng khoáng chất và chất dinh dưỡng trong cơ thể bị ảnh hưởng.
Hôi miệng: Chất thải mà thận không thể đào thải làm thay đổi mùi vị thức ăn, để lại mùi kim loại trong khoang miệng,
Phù ở mắt cá chân, bàn tay, chân và bọng mắt: Lượng nước thừa không được đẩy ra ngoài sẽ tích tụ trong cơ thể gây ra hiệu tượng ứ dịch ở mắt cá chân, bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở mắt. Hiện tượng gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm khác cho người bệnh.
Biểu hiện bất thường trong tiểu tiện: Toàn bộ chất thải từ quá trình lọc máu sẽ thể hiện ở nước tiểu. Nếu thận tổn thương, số lần đi tiểu sẽ tăng lên nhiều vào ban đêm, xuất hiện máu và rất nhiều bọt trắng trong nước tiểu.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp của chúng tôi về vấn đề chức năng của thận và các dấu hiệu nhận biết thận tổn thương. Sức khỏe của thận tỷ lệ thuận với tuổi thọ của chính bạn, hãy bảo vệ và quan tâm đến chúng. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!

 Nguồn: VHO

Back to top button