Thuốc & Sức khỏe

Chăm sóc vết mổ sau sinh cho phụ nữ

Mổ đẻ là một đại phẫu vùng bụng. Hồi phục sau sinh mổ thường mất nhiều thời gian hơn so với sinh thường. Kể cả khi đã mẹ tròn con vuông thì sinh mổ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro sau mổ và một trong số đó là nhiễm trùng vết mổ. Vậy làm thế nào để chăm sóc vết mổ sau sinh đúng cách và hạn chế sẹo xấu? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Vết mổ sau sinh của phụ nữ không chăm sóc đúng cách thường để lại sẹo

Những Nội Dung Cần Lưu Ý

1. Cách rửa vết mổ sau sinh tại nhà an toàn 3. Chăm sóc vết mổ sau sinh phòng tránh sẹo lồi3. Ăn gì để nhanh lành sẹo?Thực phẩm nên ănThực phẩm cần tránh
1. Cách rửa vết mổ sau sinh tại nhà an toàn
Chăm sóc vết mổ sau sinh là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục của sản phụ sau sinh mổ. Việc chăm sóc vết mổ tốt sẽ giúp làm giảm đau, nhanh lành vết thương và quan trọng là phòng tránh được nguy cơ nhiễm trùng.

Nguyên tắc chính để vết mổ lành tốt là phải đảm bảo vết mổ luôn được để khô và thoáng. 

Sản phụ được băng chống thấm nước, kháng khuẩn trên vết mổ trong khoảng 2-3 ngày sau khi sinh mổ.
Băng trên vết mổ thông thường sau 3 ngày sẽ được bỏ đi và sản phụ sẽ không cần phải đắp 1 chiếc băng mới lên vết mổ trừ khi có yêu cầu từ bác sĩ.
Với vết mổ ngang, mổ lần đầu thì sau 5 ngày có thể cắt chỉ. Đối với vết mổ ngang lần 2 trở đi thời gian cắt chỉ có thể sau 7 ngày. Với vết mổ dọc thời gian cắt chỉ sẽ kéo dài thêm khoảng 2 ngày so với vết mổ ngang. Tuy nhiên nhìn chung tùy vào tình trạng và tốc độ lành thương của sản phụ mà việc chăm sóc cũng như thời gian cắt chỉ có thể có sự khác biệt. Đối với các mẹ dùng chỉ tự tiêu thì không cần quay lại cắt chỉ.

Rửa vết thương mổ sau sinh tại nhà rất quan trọng

Trong thời gian nằm viện, việc theo dõi và chăm sóc vết mổ đa phần sẽ do các điều dưỡng viên thực hiện. Theo khuyến cáo khi chăm sóc vết mổ tại nhà, sản phụ vẫn duy trì việc để vết mổ khô thoáng.

Việc tắm rửa và vệ sinh duy trì bình thường. Lưu ý không chà, kì mạnh lên vết mổ. Sản phụ có thể tắm bằng sữa tắm như bình thường miễn là phải làm sạch hoàn toàn sữa tắm trên da.
Sau khi tắm dùng khăn mềm, sạch lau khô vùng vết mổ. 
Nếu có 1 nếp gấp da phủ lên vết mổ, sản phụ có thể nâng nếp gấp da lên và lau vết mổ để đảm bảo làm khô kỹ lưỡng vết mổ
Có thể sử dụng betadin, povidine 10% hoặc Dung dịch rửa làm sạch da rửa vết thương chuyên dùng
Nguyên tắc vệ sinh vết mổ là dùng bông sạch thấm dung dịch sát khuẩn, chấm nhẹ nhàng trên vùng vết mổ, hướng sát khuẩn từ trung tâm vết mổ hướng ra phía ngoài vết mổ. Tuyệt đối không sát khuẩn theo chiều ngược lại. Để vết mổ khô mới mặc quần áo tránh dung dịch sát khuẩn dây màu ra quần áo.  
Tuyệt đối không tự ý bôi các loại thuốc kháng sinh, đắp thuốc lá… lên vết mổ. 
Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nên sử dụng vải cotton.
Tuân thủ nghiêm các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo vết mổ nhanh lành và không bị nhiễm trùng.
Thường xuyên theo dõi vùng da xung quanh vết mổ, nhất là vị trí chân chỉ để phát hiện kịp thời tình trạng nhiễm khuẩn nếu có. Khi bị nhiễm trùng vùng da quanh vết mổ tấy đỏ, chân chỉ có thể có hiện tượng chảy dịch hoặc mưng mủ. Hoặc có đôi khi chỉ cần biểu hiện đau nhiều kèm theo sốt thì sản phụ cần tái khám ngay.

 3. Chăm sóc vết mổ sau sinh phòng tránh sẹo lồi
Để vết mổ lành hoàn toàn có thể cần đến 6 tuần sau sinh. Vết mổ sẽ chuyển từ màu hồng đỏ sang màu nâu nhạt hoặc nâu sậm. Nó có thể mờ đi nhưng sẽ không hoàn toàn biến mất. Ở một số phụ nữ (cơ địa sẹo lồi) thậm chí sẽ để lại vết sẹo lồi sau mổ. 

Mặc dù hiện nay nhờ vào sự tiến bộ của y học, sự phát triển của các cách khâu thẩm mỹ cũng như tay nghề của bác sĩ phẫu thuật mà các vết mổ đẻ thường lành tốt và có tính thẩm mỹ cao. Song việc chăm sóc vết mổ vẫn có ý nghĩa quyết định đến hình thái của vết mổ sau này. 

Để tránh vết mổ xấu, sẹo lồi điều quan trọng đầu tiên chính là đảm bảo vết mổ không bị nhiễm trùng. Giữ sạch vết mổ là một trong những điều đơn giản nhưng lại đem lại hiệu quả to lớn để phòng tránh sẹo lồi.
Trong phòng ngừa sẹo, yếu tố quan trọng nhất có thể điều chỉnh được là sức căng của vết thương trong giai đoạn tăng sinh và tái tạo. Giai đoạn thứ hai trong quá trình lành vết thương là tăng sinh, bắt đầu vào khoảng ngày thứ 4 hoặc thứ 5 với sự di chuyển của các nguyên bào sợi vào chất nền vết thương. Giai đoạn thứ ba và cuối cùng trong quá trình chữa lành vết thương là giai đoạn tái tạo, thường bắt đầu 3 tuần sau khi mô bị thương. Sẹo lồi thường mất khoảng 3 tháng để hình thành vì vậy ngay khi vết mổ lành sản phụ có thể thoa một số loại kem bôi chống sẹo như Nacurgo Gel.
Bổ sung vitamin E và các chất làm mềm vùng da vết mổ giúp hạn chế tình trạng căng da quá mức vùng vết mổ.
Mặc dù vết mổ đẻ nằm ở vùng da ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời tuy nhiên sản phụ vẫn nên bôi kem chống nắng.
Một yếu tố quan trọng không kém đó tăng cường cung cấp máu để đẩy nhanh tốc độ lành thương. Điều này có nghĩa là sản phụ sau mổ cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có lượng máu và dưỡng chất tốt phục vụ quá trình lành thương. 

3. Ăn gì để nhanh lành sẹo?
Như đã chia sẻ ở phần trên, dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc lành thương và tránh sẹo. 

Thực phẩm nên ăn

Sản phụ nên ăn nhiều trái cây và rau tươi nhất là các loại chứa nhiều vitamin E, vitamin C như trái cây họ cam quýt, dâu tây, cà chua, ớt, khoai tây nướng, trái kiwi, bông cải xanh, rau bina, bắp cải
Bổ sung đủ lượng protein cần thiết. Các loại bổ sung protein như thịt nạc, thịt gia cầm, cá, đậu nành, đậu, các sản phẩm từ sữa ít béo, trứng, thịt gà, gà tây, sữa chua Hy Lạp, đậu phụ, hạt đậu nành và các sản phẩm protein từ đậu nành
B1 và ​​B5 đặc biệt quan trọng để thúc đẩy sức khỏe làn da bằng cách tăng cường mô sẹo và tăng số lượng nguyên bào sợi giúp tiết ra collagen. Bạn có thể tìm thấy vitamin B trong các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, cá, rau xanh và các loại đậu, hạnh nhân, bơ, đậu lăng, hạt hướng dương, dưa đỏ, cà chua, đậu phộng, khoai lang, nấm, ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, hạt diêm mạch, hạt mè , đậu nành và dưa hấu.
Vitamin này hỗ trợ phản ứng viêm và có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương. Khi vết thương của bạn đang lành và hình thành sẹo, vitamin A rất quan trọng để kích thích sự phát triển của các mạch máu mới và sản xuất các mô liên kết. Rau lá xanh đậm, cá và trứng đều là những nguồn cung cấp vitamin A.
Kẽm hỗ trợ quá trình tổng hợp protein và sự phát triển của collagen. Kẽm có khả năng làm giảm thời gian chữa bệnh sau phẫu thuật lên đến 43%. Các nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời bao gồm thịt, cá, hải sản và trứng, đậu và các loại đậu, đậu phụ, các loại hạt, hạt và yến mạch.

Thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm không nên ăn để tránh sẹo lồi: thịt bò, thịt gà, rau muống (với những sản phụ có cơ địa sẹo lồi hoặc dị ứng)
Đường: Một lượng lớn đường và carbohydrate tinh chế có thể làm suy giảm chất lượng của collagen và elastin. Chúng làm chậm quá trình lành thương
Khi lượng nitrat tăng cao có thể tổn thương các mạch máu dẫn đến giảm nuôi dưỡng vết mổ. Các nitrat được tìm thấy trong các loại thịt chế biến sẵn, chẳng hạn như thịt xông khói, xúc xích Ý và xúc xích (thường được sử dụng làm chất bảo quản) có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
rượu: Rượu làm giảm sự hấp thụ của các protein được chuyển hóa thành các axit amin để tổng hợp collagen tối ưu. Rượu cũng làm giảm khả năng hấp thụ khoáng chất của cơ thể, đặc biệt là kẽm, chất quan trọng trong quá trình tổng hợp collagen trong giai đoạn đầu mô hạt.

Xem thêm

Xử trí và chăm sóc vết thương bị bỏng bô, bỏng nước, bỏng dầu

BS. Uông Mai

Back to top button