Cần xét nghiệm các chỉ số gì để biết suy thận
4/5 - (1 bình chọn)
Xét nghiệm suy thận sẽ giúp phát hiện và đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Vậy xét nghiệm này có tầm quan trọng như thế nào, cần lấy mẫu gì để thực hiện chẩn đoán. Cùng theo dõi bài viết sau để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề trên nhé!
Tầm quan trọng của xét nghiệm suy thận
Suy thận là hiện tượng chức năng hoạt động của thận bị rối loạn dẫn tới tình trạng ứ đọng các chất cặn bã bên trong. Dấu hiệu nhận biết bệnh thường là cơ thể mệt mỏi, lượng nước tiểu ít đi, co giật, phù nề chân tay,… Tuy nhiên những biểu hiện này sẽ không rõ ràng nên dễ gây nhầm lẫn với bệnh lý khác. Tới khi bệnh tiến triển xấu đi mới phát hiện thì rất khó chữa bệnh.
Xét nghiệm suy thận đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện bệnh
Do đó để tìm ra bệnh một cách nhanh chóng, chính xác thì bạn cần thực hiện xét nghiệm suy thận. Căn cứ vào các chỉ số trong kết quả xét nghiệm, các bác sĩ sẽ đánh giá được chi tiết tình trạng bệnh và sức khỏe của bạn. Ngoài ra, xét nghiệm này còn là cơ sở để việc xây dựng phác đồ chữa bệnh chuẩn nhất.
Như vậy, xét nghiệm suy thận đóng vai trò trong việc phát hiện và chữa trị bệnh. Những dấu hiệu thông thường sẽ rất khó để phát hiện kịp thời tình trạng này.
Vậy cần xét nghiệm những gì để biết suy thận?
Quá trình xét nghiệm để nhận biết suy thận được thực hiện thông qua việc lấy mẫu máu, nước tiểu, chẩn đoán hình ảnh. Chi tiết các xét nghiệm sẽ được nêu rõ trong thông tin dưới đây:
Xét nghiệm sinh hóa máu
Nhóm xét nghiệm suy thận này sẽ bao gồm:
Xét nghiệm ure máu
Ure là một chất thải được lọc ở cầu thận và đi ra ngoài lẫn với nước tiểu. Do đó, xét nghiệm ure máu sẽ đánh giá và phát hiện sớm các vấn đề về khả năng đào thải của thận.
Nếu thận khỏe mạnh thì chỉ số này rơi vào khoảng 2,5 – 7,5 mmol/l. Trường hợp kết quả xét nghiệm nằm ngoài giá trị này thì bạn nên cảnh giác. Có thể bạn sẽ phải đối mặt với một trong những tình trạng liên quan tới thận như: sỏi niệu quản, sỏi thận, tiêu chảy, viêm cầu thận, suy tim,….
Xét nghiệm Creatinin trong huyết thanh
Xét nghiệm này sẽ giúp đánh giá được chức năng hoạt động của thận ở thời điểm hiện tại. Với người khỏe mạnh thì ở nữ giới chỉ số Creatinin trong máu là 0,5 – 1,1 mg/dl, nam giới có chỉ số xét nghiệm là 0,6 – 1,2 mg/dl.
Kết luận chức năng thận rối loạn khi nồng độ Creatinin trong máu tăng bất thường. Bởi vì khi thận yếu sẽ đồng nghĩa với hoạt động lọc Creatinin của bộ phận này giảm sút. Từ đây, nồng độ chất thải này cũng tăng lên.
Xét nghiệm Creatinin trong huyết thanh
Với bệnh nhân suy thận, mỗi cấp độ bệnh sẽ được biểu thị bằng khoảng chỉ số Creatinin riêng, cụ thể:
Suy thận độ 1: Nồng độ Creatinin nhỏ hơn 130 mmol/l.
Suy thận độ 2: Chỉ số Creatinin nằm trong khoảng 130 – 299 mmol/l.
Suy thận cấp độ 3a: Lượng Creatinin qua xét nghiệm từ 300 – 499 mmol/l.
Suy thận cấp độ 3b: Kết quả phân tích chỉ số Creatinin có giá trị từ 500 – 899 mmol/l.
Suy thận cấp độ 4: Nồng độ Creatinin vượt quá 900 mmol/l.
Nồng độ Creatinin ở mỗi đối tượng sẽ khác nhau và có sự thay đổi theo giới tính, độ tuổi, trọng lượng cơ thể,…Nếu kết quả xét nghiệm này thiếu chuẩn xác thì người bệnh cần thực hiện thêm xét nghiệm cystatin C trong máu để các bác sĩ chẩn đoán chính xác hơn.
Xét nghiệm rối loạn cân bằng kiềm toan
Đây xét nghiệm dành cho những bệnh nhân xuất hiện triệu chứng suy thận không rõ ràng. Với cơ thể khỏe mạnh, độ pH trong máu thường dao động từ 7,37 – 7,43. Trường hợp mắc suy thận thì chỉ số này sẽ tăng cao vì khả năng chuyển hóa acid của thận bị giảm sút.
Xét nghiệm acid uric máu
Với người bình thường, kết quả xét nghiệm acid uric máu sẽ rơi vào khoảng 180 – 420 mmol/l ở nam giới, phái nữ sẽ là 150 – 360 mmol/l. Bên cạnh việc đánh giá hoạt động của thận, xét nghiệm này cũng sớm phát hiện được bệnh vảy nến và gout. Khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao thì người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với một trong các tình trạng kể trên.
Xét nghiệm khác
Ngoài những xét nghiệm sinh hóa bên trên, người bệnh có thể được chỉ định thực hiện các hoạt động khác như xét nghiệm toàn phần huyết tương, tổng hợp phân tích tế bào máu hoặc phân tích albumin huyết thanh. Tuy nhiên những xét nghiệm kể trên không được sử dụng thường xuyên.
Xét nghiệm nước tiểu
Để đánh giá chức năng hoạt động của thận qua nước tiểu thì người bệnh cần thực hiện các quá trình sau:
Tổng phân tích nước tiểu
Trong hoạt động này, tỷ trọng nước tiểu sẽ là căn cứ để các bác sĩ đưa ra kết luận chính xác nhất. Với người bình thường, kết quả này rơi vào chừng 1,01 – 1,020. Khi thận bị suy giảm chức năng thì tỷ trọng nước tiểu sẽ thấp đi.
Xét nghiệm nước tiểu để đánh giá chức năng thận
Định lượng đạm niệu
Lượng protein trong nước tiểu người khỏe mạnh sẽ không vượt quá 0,2 g/l/24h. Trường hợp bạn mắc các bệnh lý về thận (suy thận, sỏi thận,…) hay đái tháo đường, tăng huyết áp thì chỉ số này sẽ tăng tới 0,3 g/l/24h.
Chẩn đoán hình ảnh
Chẩn đoán này thường đi kèm với hoạt động xét nghiệm nước tiểu hoặc xét nghiệm sinh hóa. Trong đó gồm có:
Siêu âm ổ bụng: Những hình ảnh từ quá trình siêu âm thận sẽ giúp các bác sĩ phát hiện tình trạng ứ nước, mọc sỏi hay xuất hiện khối u trong thận.
Chụp CT: Đây là phương pháp sử dụng tia X để thu nhận hình ảnh bên trong hệ tiết niệu. Chỉ định chụp CT thường xuất hiện khi bác sĩ nghi ngờ người bệnh bị tắc đường tiết niệu dẫn tới suy thận.
Chỉ định xét nghiệm chức năng thận
Chỉ định này được các bác sĩ đưa ra trong trường hợp:
Người bình thường kiểm tra sức khỏe định kỳ
Gia đình có bệnh di truyền liên quan tới thận hoặc một thành viên bị mắc suy thận.
Đối tượng có dấu hiệu nghi ngờ mắc suy thận.
Người có tiền sử phẫu thuật các cơ quan khoang bụng hoặc đường tiết niệu.
Sau khi đã có được kết quả xét nghiệm về bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp chữa trị phù hợp. Ngoài việc dùng thuốc tây, người bệnh có thể cần tham khảo thêm các cách chữa suy thận bằng thuốc nam. Chi tiết phương pháp này có trong bài viết đính kèm sau!
Trên đây là toàn bộ các xét nghiệm suy thận để giúp phát hiện và xây dựng phác đồ điều trị bệnh. Tùy theo từng thể trạng mỗi người, các bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm liên quan để chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
Nguồn: VHO