Thuốc & Sức khỏe

Ăn lựu có tác dụng gì?

Đánh giá bài viết ngay

Lựu được biết đến là trái cây mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Thành phần hợp chất có trong quả lựu có công dụng đẩy lùi nhiều loại bệnh lý. Quả lựu có tác dụng gì? Thành phần cụ thể ra sao? Tìm hiểu thông tin cụ thể trong bài viết dưới đây!

Thành phần dinh dưỡng quan trọng có trong quả lựu
Tên khoa học của quả lựu là Punica Granatum, thuộc giống cây bụi. Quả lựu có màu đỏ được phân loại là quả mọng. Thông thường đường kính chuẩn của một quả lựu sẽ dao động từ 5cm đến 12 cm. Quả lựu thường tròn, hơi giống một quả táo đỏ, phần đuôi của quả lựu có hình giống như một bông hoa.

Vỏ lựu dày và không ăn được. Phần bên trong thường có từ vài chục đến vài trăm hạt để ăn trực tiếp hoặc ép lấy nước để uống. Mỗi hạt lựu đều được bao quanh bởi một lớp màng (vỏ hạt), có vị ngọt và chứa rất nhiều nước bên trong.

Trong thành phần của quả lựu chứa hàm lượng dinh dưỡng rất cao. Trong đó, người ta nghiên cứu trong 174g hạt lựu có:

7g chất xơ
3g Protein
30% RDI vitamin C
36% RDI vitamin K
16% RDI Folate
12% RDI Kali
24g đường
144 Kcal

Thành phần giá trị dinh dưỡng không chỉ nằm ở phần vỏ hạt mà còn do các hợp chất thực vật. Một số các hợp chất đó có hàm lượng dược liệu tương đối mạnh.

Đặc tính dược liệu của quả lựu
Khoa học đã chứng minh, trong thành phần của quả lựu có chứa hai loại hợp chất đặc trưng, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe người bệnh. Cụ thể đó là Punicalagins và Axit Punici.

Punicalagins: Đây là hợp chất oxy hóa có tác dụng cực kỳ mạnh có trong thành phần của nước ép hạt lựu và phần vỏ hạt. Thậm chí, hàm lượng chất oxy hóa có trong nước ép hạt lựu còn cao hơn gấp 3 lần so với rượu vang đỏ hay trà xanh.
Axit Punici: Trong dầu hạt lựu người ta tìm thấy thành phần axit béo Punici. Đây là một loại chất liên hợp của axit Linoleic, có tác dụng sinh học rất mạnh.

Công dụng của quả lựu
Với các thành phần hoạt chất đã liệt kê trên, nhiều người thắc mắc ăn lựu có tác dụng gì? Một số công dụng của quả lựu có thể kể đến là:

Chống viêm
Viêm là một trong những biểu hiện của các loại bệnh nghiêm trọng gồm bệnh tim mạch, bệnh ung thư, tiểu đường,… Thành phần có trong lựu có đặc tính chống viêm mạnh. Để có được đặc tính này phần lớn là do cơ chế hoạt động của chất chống oxy hóa Punicalagins. 

Thực nghiệm khoa học đã chỉ ra rằng, các phản ứng viêm tại đường tiêu hóa, đại tràng hay vú đều được hạn chế nhờ đặc tính chống oxy hóa của hợp chất này. Với những người mắc bệnh tiểu đường, nếu ép lựu uống mỗi ngày kéo dài trong 12 tuần có thể làm giảm CRP (một loại chất chỉ điểm viêm của của mắc bệnh tiểu đường) và Interleukin-6. Các chỉ số giảm được sau 12 tuần lần lượt là 32% và 30%.

Vì vậy, nếu người bệnh mong muốn giảm các phản ứng viêm trong cơ thể có thể bổ sung lựu và thành phần dinh dưỡng ăn uống mỗi ngày.

Chống bệnh ung thư tuyến tiền liệt
Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm đã chỉ ra, hợp chất chiết xuất có trong quả lựu có thể làm chậm quá trình hình thành nên tế bào ung thư. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, lựu có thể tác động làm chết tế bào ung thư hoặc tiêu diệt tế bào ung thư theo chương trình.

PSA – một chất kháng nguyên đặc hiệu tuyến tiền liệt là chất chỉ thị trong máu của bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến. Nồng độ PSA tăng gấp đôi trong một khoảng thời gian ngắn có thể gây ra nguy cơ tử vong rất cao. Sử dụng nước ép lựu có dung tích khoảng 237ml mỗi ngày có thể kéo dài thời gian nhân đôi PSA từ 15 đến 54 tháng.

Chống ung thư vú
Nếu như ung thư tiền liệt tuyến xảy ra phổ biến ở nam giới thì ung thư vú là loại bệnh xảy ra rất phổ biến ở nữ giới. Hàm lượng hoạt tính có trong quả lựu có công dụng ức chế sự sản sinh của các tế bào ung thư vú rất hiệu quả. Trong một số trường hợp, hàm lượng hoạt tính có trong lựu có thể giết chết một số tế bào ung thư .

Tuy nhiên, các nhà khoa học cho biết công dụng chống ung thư vú của quả lựu cần có thêm nhiều nghiên cứu hơn trước khi đưa ra kết luận. Bởi, công dụng chống ung thư vú của hạt lựu được công nhận hiện nay mới được chứng minh chủ yếu dựa trên các thực nghiệm trong phòng thí nghiệm.

Lựu có tác dụng hạ huyết áp
Với những bệnh nhận có tiền sử mắc các bệnh lý cao huyết áp có thể ăn lựu hoặc uống nước ép lựu thường xuyên để giảm các biến chứng nhồi máu cơ tim hoặc đột quỵ. Nghiên cứu thực tế đã chỉ ra, uống 150ml nước ép lựu mỗi ngày thường duy trì trong 2 tuần có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Ngoài ra, một số nghiên cứu cũng chỉ ra lựu có tác động nhiều nhất đến chỉ số huyết áp tâm (một chỉ số lớn trong chỉ số huyết áp).

Đẩy lùi có loại bệnh lý liên quan đến viêm khớp và đau khớp
Tình trạng tổn thương gây viêm ở hệ thống xương khớp có thể được cải thiện nhờ việc sử dụng lựu mỗi ngày. Hoạt chất chống viêm có trong quả lựu rất mạnh.

Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm cũng  đã chứng minh rằng, thành phần có trong quả lựu có thể ngăn chặn các enzyme gây ra tổn thương ở người bị viêm khớp.

Bằng chứng cho thấy quả lựu có công dụng chống viêm, giảm đau nhức được chứng minh chủ yếu trên các nghiên cứu trên chuột. Các nghiên cứu trên con người còn tương đối hạn chế. Do vậy, người bệnh sử dụng cần lưu ý.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Axit béo Punicic có trong quả lực là một trong những thành phần quan trọng giúp cơ thể chống lại một số bệnh lý về tim mạch. Một nghiên cứu thực nghiệm trên 51 người có nồng độ Triglyceride cao chỉ ra rằng, chỉ cần dùng 800mg dầu hạt lựu mỗi ngày, kéo dài trong vòng 4 tuần có thể làm giảm hàm lượng Triglyceride trên cơ thể và cải thiện nồng độ HDL ở những bệnh nhân mắc bệnh lý tim mạch.

Với người có nồng độ Cholesterol trong máu cao, việc sử dụng nước ép lựu cũng ghi nhận nồng độ LDL (hàm lượng Cholesterol xấu) giảm đáng kể. Nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra được lựu cản trở quá trình oxy hóa Cholesterol LDL, một trong những bước quan trọng để ngăn chặn con đường dẫn đến các loại bệnh lý về tim mạch.

Một trong những nguyên nhân chính khác dẫn đến bệnh về tim là do huyết áp cao. Hàm lượng hoạt chất có trong lựu có công dụng tốt trong việc giảm huyết áp ở người bệnh.

Điều trị rối loạn cương dương ở nam giới
Một nghiên cứu trên thỏ cho thấy hiệu quả của nước ép lựu đến việc tăng cường tuần hoàn máu và phản ứng cương dương ở thỏ. Sau đó, một nghiên cứu thực nghiệm trên 53 nam giới đang mắc chứng rối loạn cương dương cũng cho thấy, nước ép lựu cho thấy sự cải thiện đáng kể tuy nhiên chưa có ý nghĩa thống kê.

Ngăn chặn quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn và nấm
Hợp chất có trong lựu có thể chống lại sự xâm nhập của một số vi sinh vật, nấm gây hại như Candida Albucan. Nhờ công dụng này, các chuyên gia áp dụng lựu để ngăn chặn hiện tượng nhiễm trùng và viêm diễn ra ở các bệnh lý về miệng như viêm nha chu, viêm nướu hoặc bệnh viêm miệng răng giả,…

Cải thiện trí nhớ
Một số bằng chứng khoa học có thể chứng minh, lựu có thể giúp người bệnh cải thiện trí nhớ rất tốt. Áp dụng với bệnh nhân phẫu thuật, chỉ cần sử dụng 2g chiết xuất hạt lựu có thể ngăn ngừa sự thiếu hụt trong bộ nhớ sau quá trình phẫu thuật.

Một nghiên cứu thực nghiệm trên 28 người lớn tuổi khác có triệu chứng về suy giảm trí nhớ cũng cho thấy, sử dụng 237ml nước ép mỗi ngày có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh Alzheimer rất hiệu quả.

Trên đây là thông tin tổng hợp giải đáp vấn đề “quả lựu có tác dụng gì?”. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu được tác dụng của lựu và sử dụng loại trái cây này thật hiệu quả. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe và thành công!

Nguồn: VHO

Back to top button